+Aa-
    Zalo

    Năm 2019, nên cúng ông Công ông Táo vào thời điểm nào là tốt nhất?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo các chuyên gia phong thủy, năm nay, lễ cúng ông Công ông Táo nên được thực hiện vào trước 11h trưa ngày 23 tháng Chạp.

    Theo các chuyên gia phong thủy, năm nay, lễ cúng ông Công ông Táo nên được thực hiện vào trước 11h trưa ngày 23 tháng Chạp.

    Theo tục lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình người Việt lại tất bật sửa soạn cúng Táo Quân (còn gọi là cúng ông Công ông Táo). Vào ngày này, mọi người sẽ chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sao cho gọn gàng, sạch sẽ, làm một mâm cỗ mặn, ba bộ quần áo bằng vàng mã, ba con cá chép sống, cùng xôi, chè mật và hương hoa tiễn ông Táo lên chầu trời.

    Theo lịch vạn niên, Tết ông Công ông Táo 2019 sẽ vào thứ Hai, ngày 28/1/2019 dương lịch. Thời gian này sẽ không được thuận lợi bởi nhiều gia đình vẫn phải đi làm. Vậy, có được phép cúng trước ông Công ông Táo vào ngày 22 âm lịch hay không và cúng vào giờ nào là tốt nhất?

    Quần áo Táo quân là một trong những món đồ không thể thiếu trong lễ cúng ông Công ông Táo. Ảnh: TTXVN

    Có ý kiến cho rằng, giờ cúng Táo quân tốt nhất là vào trưa ngày 23, tức giờ Ngọ (từ 11h - 13h), vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về trời. Cũng có ý kiến cho rằng, nên cúng trước 11h trưa ngày 23 tháng Chạp, vì sau 12h là các Táo đã lên trời.

    Tuy nhiên, năm nay, theo các chuyên gia phong thủy, nên cúng ông Táo trước 11h trưa ngày 23 tháng Chạp, bởi ngày 23 tháng Chạp năm nay là ngày Ất Sửu, nên gia chủ cúng vào giờ Canh Thìn (7h sáng), giờ Tỵ (9h sáng) và đặc biệt phải cúng trước 11h trưa là tốt nhất.

    Đặc biệt, nếu như năm ngoái, các chuyên gia phong thủy cho biết có thể cúng trước vào ngày 22 tháng Chạp, nhưng năm nay 2019, thì không nên. Lễ cúng ông Công ông Táo cần được tiến hành đúng ngày 23 tháng Chạp.

    Nơi đặt lễ cúng ông Công ông Táo cần được trang trọng. 

    Về nơi đặt lễ cúng ông Công ông Táo. Có người quan niệm Táo quân là thần Bếp núc nên tiến hành cúng dưới bếp. Tuy nhiên đây là cách hiểu sai, vì lễ cúng Táo quân là cúng chung ba vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp nên phải được cúng tại ban thờ chính là nơi trang trọng nhất trong nhà.

    Về đồ cúng. Lễ vật cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần có 3 bộ áo mũ Táo quân, trong đó 2 bộ có cánh chuồn dành cho Táo ông, 1 bộ không có cánh chuồn cho Táo bà (cả 3 bộ đều kèm hia hài đầy đủ) và cá chép (có thể cá sống hoặc cá giấy). Những lễ vật này đều đã được người sản xuất đóng gói đầy đủ trong bộ đồ lễ, vì vậy nếu gia đình nào không mua được cá chép sống thì vẫn có thể yên tâm vì trong bộ đồ lễ đã có cá chép giấy rồi.

    Bên cạnh hoa quả, bánh kẹo, trà rượu, trầu cau, vàng mã, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thông thường có: Thịt luộc, gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, món xào thập cẩm, canh măng (hoặc canh nấm, canh mọc, canh bóng).

    Nếu không mua được cá chép sống, gia chủ có thể thay bằng cá giấy. Ảnh: TTXVN

    Vào sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, gia chủ làm lễ quan soái (lễ sửa bát hương). Với sự kính cẩn và thành tâm, bát hương được lau sạch sẽ, để lại ba chân hương đẹp nhất. Lễ sửa bát hương thường chỉ thực hiện một lần duy nhất trong năm vào ngày 23 tháng Chạp. Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, lên hương và khấn.

    Lễ cúng ông Công ông Táo cần được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình. Ngoài ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm đã qua, tục lệ cúng ông Công ông Táo còn là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, hướng con người đến những điều thiện lương.

    Nguyễn Phượng(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nam-2019-nen-cung-ong-cong-ong-tao-vao-thoi-diem-nao-la-tot-nhat-a261067.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan