+Aa-
    Zalo

    Mỹ không muốn Trung Quốc vượt mặt, sẽ chuyển từ "thủ" sang "công"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mỹ phát động chiến tranh thương mại, chuyển sang thế tấn công hoàn toàn không phải là để cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc, mà là để thu nhiều lợi ích hơn.

    Mỹ phát động chiến tranh thương mại, chuyển sang thế tấn công hoàn toàn không phải là để cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc, mà là để thu nhiều lợi ích hơn.

    Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ cho thấy Mỹ không chấp nhận Trung Quốc trỗi dậy vượt Mỹ. Ảnh: FTchinese.

    Tờ FTchinese ngày 16/10 có đăng bài viết của Vương Tập Tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc bàn về một số vấn đề liên quan đến cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ phát động đối với Trung Quốc hiện nay.

    Bài viết cho rằng sau khi nổ ra chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, có quan điểm phổ biến nhận định, giới tinh hoa Mỹ đã có sự chuyển ngoặt về nhận thức đối với Trung Quốc, đồng thời cho rằng con đường phát triển của Trung Quốc ngày càng đi xa so với sự trông đợi của Mỹ. Vì vậy, Mỹ đã từ bỏ “ảo tưởng”, bắt đầu tìm mọi cách đối phó Trung Quốc. Trong tương lai, cho dù Mỹ có Tổng thống mới thì cũng sẽ tiếp tục cách làm đối đầu hiện nay.

    Theo nhà nghiên cứu Vương Tập Tư, hiện nay, các doanh nghiệp Mỹ còn chưa muốn rút khỏi Trung Quốc, cảm thấy còn kiếm được không ít tiền ở Trung Quốc. Dù sao, Trung Quốc là một thị trường lớn, di chuyển chuỗi ngành nghề khổng lồ đã có 30 - 40 năm qua đi đâu được? Những khu vực lựa chọn không nhiều.

    Hiện nay, các doanh nghiệp Mỹ áp dụng cách làm “cơ hội chủ nghĩa”, một mặt hưởng ứng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump để gây sức ép với Trung Quốc, mặt khác đang chờ đợi chính phủ Trung Quốc nếu áp dụng chính sách ưu đãi thì họ sẽ ở lại. Rất nhiều doanh nghiệp Mỹ có tâm trạng như vậy.

    Tâm trạng của họ đối với Trung Quốc rất phức tạp, một mặt rất không hài lòng với các loại chính sách hạn chế, mặt khác họ cũng ý thức được rằng những hạn chế đó không chỉ có ở Trung Quốc, mà còn có ở rất nhiều nước phát triển khác.

    Chẳng hạn, di chuyển doanh nghiệp đến Ai Cập thì lẽ nào nước này không quản lý họ? Nói như vậy, Trung Quốc vẫn là nơi có thể kiếm được tiền, do đó họ muốn gây sức ép để chính phủ Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa một số ngành nghề cho phép đầu tư nước ngoài.

    Vì vậy, Mỹ sở dĩ phát động chiến tranh thương mại tấn công Bắc Kinh hoàn toàn không phải là muốn rời khỏi hoàn toàn hay cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, mà là muốn thay đổi hành vi của nước này, từ đó kiếm được nhiều tiền hơn. Đây là kết luận được rút ra sau khi quan sát quan hệ kinh tế thương mại Trung - Mỹ trong vài chục năm.

    Tuy nhiên, một số người trong chính phủ và một số doanh nghiệp của Washington cũng đang làm công tác chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, đó là khả năng cắt đứt quan hệ Trung - Mỹ.

    Theo Vương Tập Tư, trên thế giới không có quá nhiều nơi tốt hơn Trung Quốc để doanh nghiệp Mỹ đầu tư. Trước đây, do chi phí ở Trung Quốc thấp, đã từng bước thu hút được ngành chế tạo Mỹ. Mặc dù trong quá trình này Mỹ có nhiều thứ không hài lòng, nhưng quan hệ kinh tế thương mại Trung - Mỹ vẫn không ngừng tăng cường.

    Cho đến khi Trung Quốc tích lũy được thực lực kinh tế, muốn phát triển ngành công nghệ cao, tiến hành cạnh tranh trực diện với Mỹ thì người Mỹ mới “cuống” lên.

    Có quan điểm cho rằng, việc Mỹ gây sức ép với Trung Quốc có liên quan rất lớn với chính sách ngoại giao cứng rắn của Trung Quốc trong những năm gần đây.

    Đối với điều này, nhà nghiên cứu Vương Tập Tư tuyên bố không đưa ra phán đoán chính trị. Nếu chỉ nói về quan hệ nhân quả, chủ yếu là sự thay đổi của Trung Quốc đã dẫn đến sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.

    Mỹ có xu hướng tăng cường áp dụng hành động mang tính "tấn công" với Trung Quốc. Ảnh: Sina.

    Theo nhà nghiên cứu Vương Tập Tư, trong hơn 200 năm qua, mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc chưa từng thay đổi.

    Ông Vương cũng cho rằng, chiến tranh thương mại là điềm báo và biểu hiện, chứ không phải là nguyên nhân làm cho quan hệ Trung - Mỹ xấu đi. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành chiến tranh thương mại là một biện pháp để giành lấy sự ủng hộ của người dân, cũng là cách để Washington tìm kiếm lợi ích. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại không có lợi trước mắt cho cả hai nước, không thể giải quyết được vấn đề gì.

    Còn khả năng nước nào chịu đựng được thì đó là vấn đề đối đầu chiến lược giữa chính phủ hai nước, còn doanh nghiệp chỉ coi trọng kinh tế. Chính phủ cần phải tính toán những được mất về lợi ích, áp dụng cách làm sáng suốt để hai bên đạt được một số thỏa hiệp, làm ổn định quan hệ hai nước.

    Việc cấp bách hiện nay là ngăn chặn chiến tranh thương mại hoặc mâu thuẫn cục bộ mở rộng đến các lĩnh vực khác, dẫn đến đối đầu toàn diện Trung - Mỹ. Một khi cảm xúc át đi lý trí thì sẽ xuất hiện nguy cơ đối đầu toàn diện, cần phải có tâm lý chuẩn bị cho điều này - nhà nghiên cứu Vương Tập Tư kết luận.

    ĐÔNG PHONG(Theo FTchinese)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-khong-muon-trung-quoc-vuot-mat-se-chuyen-tu-thu-sang-cong-a247908.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan