(ĐSPL) - Trung Quốc dù lên tiếng phản đối việc Tổng thống Obama phê chuẩn không kích Iraq nhưng trên thực tế, một hành động can thiệp quân sự của Mỹ cũng gián tiếp giúp bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc tại Iraq.
Trong một buổi tối muộn ngày 7/8, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã triệu tập cuộc họp báo bất thường tuyên bố cho phép không kích Iraq. Quyết định của ông Obama đã tạo nên những ý kiên trái triều khác nhau tại Iraq, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Bắc Kinh thường không chấp nhận hành động can thiệp của Mỹ vào các quốc gia khác, đặc biệt là việc sử dụng vũ lực. Nhưng trong trường hợp Iraq, Trung Quốc có lợi ích lớn tại quốc gia Trung Đông này và việc Mỹ không kích làm ngăn cản bước tiến của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vô hinh chung cũng là một chiến thắng đối với người Trung Quốc.
|
Dù không muốn, ông Obama vẫn phải can thiệp quân sự "một cách hạn chế" vào Iraq. |
Cho đến nay, Trung Quốc luôn tỏ ra trung lập. Theo tờ China Daily, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh "hoàn toàn cởi mở đối với bất kỳ hành động giúp đảm bảo an ninh và ổn định ở Iraq, đặc biệt là phải tôn trọng chủ quyền Iraq". Nói cách khác, Trung Quốc chưa vội vàng đưa ra phán quyết với việc Mỹ không kích Iraq bởi điều này đáp ứng hai mục tiêu chính của Trung Quốc: bảo vệ chủ quyền Iraq và cải thiện tình hình an ninh chung.
Theo một nguồn tin không chính thức, các quan chức Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng Mỹ không kích Iraq sẽ đáp ứng được các mục tiêu này. Tân Hoa Xã từng phân tích rằng IS đang ngày càng gia tăng quyền lực và việc Mỹ can thiệp quân sự sẽ dẫn tới một sự hỗn loạn ở Iraq, rằng Tổng thống Obaam sẽ phải lựa chọn giữa việc giữ lời hứa không gửi quân đội chiến đấu ở nước ngoài hoặc đứng nhìn IS hủy hoại đồng minh Iraq.
Truyền thông Trung Quốc cũng nhấn mạnh tấn công quân sự sẽ không thể giải quyết tận gốc của vấn đề. Chỉ có một giải pháp chính trị, thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc ở Iraq và tôn trọng lợi ích của người Hồi giáo Sunni mới có thể chấm dứt bạo lực. Như vậy, ít nhất Trung Quốc và Tổng thống Obama cũng đã có những sự đồng thuận về tình hình ở Iraq. Ông Obama từng nói rằng "Mỹ gửi quân đến Iraq không phải là một lựa chọn để giải quyết khủng hoảng. Chỉ có sự liên kết các cộng đồng người dân ở Iraq mới có thể tạo nên một Iraq vững mạnh hơn".
|
Trung Quốc không thể từ bỏ nguồn dầu mỏ dồi dào ở Iraq |
Ngoài việc chờ đợi hiệu quả của các đợt không kích tại Iraq,
Tân Hoa Xã đặc biệt nhấn mạnh động cơ của ông Obama khi đưa ra quyết định này. Tổng thống Obama nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ các lợi ích của Mỹ, các nhân viên Mỹ tại Iraq, đặc biệt là ở thủ đô của người Kurd tại Erbil. Ông Obama cũng nói lên sự cần thiết của việc ngăn chặn IS thực hiện các hành động tội ác diệt chủng đối với những người dân tộc thiểu số như Kitô hữu và Yezidis, đồng thời phá vỡ vòng vây trên núi Sinjar, nơi hàng ngàn người Yezidis đang bị mắc kẹt giữa các chiến binh Hồi giáo cực đoạn
Tuy vậy, Tân Hoa Xã cũng phản đối cái mà Mỹ gọi là "viện trợ nhân đạo" để can thiệp quân sự vào Iraq cũng như nhằm nhận được sự đồng thuận trong đại đa số người dân Mỹ. Việc Bắc Kinh không phản đối mạnh mẽ hành động không kích của Mỹ là bởi Trung Quốc cũng có những lợi ích riêng ở Iraq mà chỉ tình hình Iraq sớm trở lại ổn định mới có lợi cho Trung Quốc.
Trung Quốc hiện có 10.000 công nhân làm việc ở Iraq, chủ yếu ở miền nam và những khu vực do người Kurd quản lý. Ít nhất 1.200 công nhân đã được sơ tán và Bắc Kinh đã sẫn sàng để sơ tán thêm các công nhân nếu như giao tranh tiếp tục đe dọa những khu vực có người Kurd sinh sống. Hơn nữa, Bắc Kinh luôn kêu gọi ngăn chặn hành động khủng bố và những kẻ cuồng tín vốn cũng đang gây nên sự mất ổn định tại Trung Quốc. Một chiến thắng của IS sẽ làm thảm họa với Trung Quốc.
|
Nếu như IS nắm quyền tại Iraq, đó sẽ là thảm họa trong khu vực. |
Cho đến nay, những hành động Trung Quốc giúp bảo vệ lợi ích ở Iraq chỉ giới hạn ở thủ đô Baghdad. Bắc Kinh biết rằng không thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng ở Iraq với chỉ những hành động như vậy. Một sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Iraq sẽ có lợi cho Trung Quốc hơn trong thời gian dài.
Cuối cùng, lựa chọn nào của Mỹ đem lại "lợi ích" cho Trung Quốc. Nếu như Mỹ giúp ổn định tình hình Iraq, các công dân Trung Quốc có thể làm ăn bình yên và Bắc Kinh tiếp tục khai thác lượng dầu mỏ dồi dào. Còn nếu quyết định của ông Obama dẫn đến thất bại, một sự hỗn loạn ở Iraq, Bắc Kinh đã sẵn sàng sử dụng con đường ngoại giao để nói rằng: "Chúng tôi đã nói là mọi chuyện sẽ như vậy mà".
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-khong-kich-iraq-trung-quoc-ngu-ong-dac-loi-a45386.html