+Aa-
    Zalo

    Muôn vàn mánh khóe lừa gạt chiếm nhà của kẻ lạ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tại thành phố Hồ Chí Minh có một nhóm đóng vai mua nhà, lợi dụng sơ hở của chủ nhà để tráo giấy tờ, chiếm đoạt tài sản đem giao dịch.

    Tại thành phố Hồ Chí Minh có một nhóm đóng vai mua nhà, lợi dụng sơ hở của chủ nhà để tráo giấy tờ, chiếm đoạt tài sản đem giao dịch.

    Tráo giấy chủ quyền nhà

    Sau khi rao bán nhà của mình ở địa chỉ 170/xx Tân Hòa Đông, P.14, Q.6, TP.HCM, bà Nguyễn Thị Cam tiếp một thanh niên dáng vẻ lịch sự (số điện thoại 09337740…) đến mua và đòi xem giấy tờ bản chính. Nhưng khi bà Cam cho biết sổ hồng nhà này đang được thế chấp ở ngân hàng, vị khách tìm cớ thoái thác, chê bai căn nhà nhỏ, xấu, rồi bỏ đi.

    Bà Cam bị nhóm lừa đảo tráo giấy chủ quyền nhà - Ảnh: Thanh niên.

    Vài ngày sau, người thanh niên quay lại đồng ý mua căn nhà với giá 3,8 tỉ đồng và mượn giấy chủ quyền nhà, CMND, hộ khẩu để phô tô nộp công chứng soạn sẵn hợp đồng, hẹn đợi mẹ mình (ở nước ngoài về) đặt cọc.

    Do có dấu hiệu khả nghi nên bà Cam mở giấy tờ nhà ra kiểm tra, thì thấy sổ hồng (mà họ trả lại) có chữ ký cấp giấy của phó chủ tịch quận rất khác lạ so với chữ ký trong sổ hồng cũ. Bà Cam liền gọi vào số điện thoại của hai mẹ con “Việt kiều” thì không liên lạc được.

    Quá lo lắng, ngay sáng hôm sau, bà Cam lên UBND phường trình báo và được hướng dẫn làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng kêu cứu, tố giác việc kẻ gian tráo đổi giấy tờ nhà và xin ngăn chặn các giao dịch nhà đất.

    Bị phòng công chứng từ chối

    Bà Cam nhận được tin nhắn thông báo ra môi trường kiểm tra giấy tờ nhà - Ảnh: Thanh niên. 

    Ngày 10/11, bà nhận được Văn bản số 683/VPĐK-CNQ6 của chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Q.6 gửi với nội dung: “Vào lúc 15 giờ 17 phút ngày 10/11/2017, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Q.6 có tiếp nhận hồ sơ đăng ký chuyển quyền tại nhà, đất trên theo Hợp đồng mua bán số công chứng 008941 quyển số 1TP/CC-SCC/HĐGD lập ngày 09/11/2017 tại Văn phòng công chứng Toàn Cầu (địa chỉ 232/12 Huỳnh Tấn Phát, H.Nhà Bè, TP.HCM). Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Q.6 xin phúc đáp đến bà Nguyễn Thị Cam được biết để tìm hiểu thêm nội dung sự việc và có hướng giải quyết theo quy định pháp luật”.

    Bàng hoàng vì kẻ gian quá táo tợn, ngang nhiên vượt qua mọi rào cản pháp luật, công khai đem bán căn nhà mình nên bà Cam tìm đến Văn phòng công chứng Toàn Cầu đề nghị cung cấp ai là người đã mua căn nhà của bà, đồng thời xin cung cấp bản hợp đồng mua bán nhà thì công chứng viên Lê Thanh Kiểm từ chối thẳng và tuyên bố chỉ cung cấp cho cơ quan công an.

    Trước đó, tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xảy ra vụ làm giấy tờ giả để đi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trong lúc kiểm tra hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán căn nhà tại đường Nguyễn Hữu Dật, P.Tây Thạnh (Q.Tân Phú, TP.HCM), chuyên viên Phòng công chứng Việt An (Q.Bình Tân) phát hiện nhiều giấy tờ được làm giả và báo ngay cho cơ quan công an. Tuy nhiên, người bán đã nhanh chóng biến mất.

    Người mua là vợ chồng bà B.T.T. (Q.Bình Thạnh) sững sờ vì mất 500 triệu đồng. Qua một “cò” đất, bà T. được giới thiệu mua căn nhà nói trên. Để yên tâm, vợ chồng bà đến tận nơi tìm hiểu.

    Bà T. thỏa thuận mua với giá 2,3 tỉ đồng. Hai bên hẹn ngày ra công chứng ký hợp đồng. Bà T. kể ngày đi công chứng, vợ chồng người bán nói bị bệnh bịt mặt kín mít, đứng ngồi nhấp nhổm.

    Trong lúc chờ kiểm tra giấy tờ, họ nói bà T. cho ứng trước 500 triệu đồng trả nợ. Số tiền còn lại ký xong sẽ trả. Bà T. đưa tiền ngay không mảy may nghi ngờ. Một lúc sau họ nói đi mua thuốc uống rồi “chuồn” biệt tăm. Bà T. gọi điện thì máy tắt ngấm.

    Sau khi phát hiện giấy tờ giả, bà T. lập tức đến địa chỉ thường trú của chủ nhà là ông N.X.P. (Q.Tân Bình) tìm hiểu. Nghe tin nhà của mình bị bán, ông P. hoảng hồn. Ông đưa cho bà T. xem giấy tờ tùy thân, sổ đỏ căn nhà. Đối chiếu toàn bộ thông tin của chủ đất ghi trong hai hợp đồng mua bán đều giống nhau. Các con dấu, chữ ký của cơ quan chức năng và chữ ký người bán gần như một. Người bán chỉ thay hình ảnh của họ vào hai CMND mang thông tin chủ nhà.

    Chuyên viên Nguyễn Thế Cần cho biết, hiện việc làm giả giấy tờ để mua bán nhà đất rất phổ biến. Hầu như phòng công chứng nào cũng gặp phải. Nếu giấy tờ bị làm giả hoàn toàn sẽ rất dễ phát hiện. Tuy nhiên, người bán thường tinh vi bằng cách dùng phôi thật, in thông tin của chủ đất lên để qua mắt công chứng viên.

    Hằng Thanh(T/h)


     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muon-van-manh-khoe-lua-gat-chiem-nha-cua-ke-la-a212088.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan