+Aa-
    Zalo

    Mức độ nguy hiểm của tình trạng cô đặc máu với bệnh nhân sốt xuất huyết

    (ĐS&PL) - Trước tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, điển hình là Hà Nội và TP.HCM, hầu như các bệnh nhân có chuyển biến nặng đều lo lắng về tình trạng giảm tiểu cầu. Nhưng theo chuyên gia, đối với người nhiễm sốt xuất huyết, nguy hiểm hơn cả là khi gặp phải biểu hiện cô đặc máu.

    Theo Tạp chí Người đưa tin Pháp luật, báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm đến nay toàn thành phố ghi nhận 23.314 ca mắc, 4 ca tử vong. Số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022.

    Bệnh nhân phân bổ tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 572/579 xã, phường, thị trấn. Các địa phương ghi nhận có nhiều bệnh nhân như: Hoàng Mai (1.558 ca), Phú Xuyên (1.548 ca), Hà Đông (1.533 ca), Thanh Trì (1.309 ca), Đống Đa (1.252 ca), Thanh Oai (1.230 ca), Cầu Giấy (1.224 ca), Nam Từ Liêm (1.162 ca)...

    Từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 1.419 ổ dịch sốt xuất huyết, hiện còn 239 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã.

    muc do nguy hiem cua tinh trang co dac mau voi benh nhan sot xuat huyetpng0
    Tình trạng dịch sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Tuổi trẻ.

    Đối với một số dịch bệnh khác như: tay chân miệng từ đầu năm đến nay ghi nhận 2.354 ca mắc, 0 ca tử vong. Số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (1.547); uốn ván người lớn ghi nhận 23 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2022 (10); liên cầu lợn ghi nhận 15 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2022 (2)…

    Theo ông Bùi Văn Hào, Giám đốc CDC Hà Nội, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, thành phố đã thành lập các đoàn đi kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các địa phương. Tuy nhiên, qua kiểm tra, giám sát tại các quận, huyện thì vẫn còn bộ phận người dân còn lơ là, chủ quan, chưa thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, vệ sinh môi trường.

    Thông tin về tình hình dịch sốt xuất huyết trên báo Dân trí, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, Trung tâm cũng liên tục tiếp nhận các ca sốt xuất huyết phải nhập viện theo dõi. Số bệnh nhân khám ngoại trú, theo dõi tái khám cũng tăng cao.

    "Đặc biệt, những ngày gần đây rất nhiều bệnh nhân, người quen, đồng nghiệp của tôi mắc sốt xuất huyết Dengue gọi điện cho tôi "cầu cứu" để xin nhập viện vì lo sợ tiểu cầu tụt thấp, hoặc đề nghị cho truyền tiểu cầu", PGS Cường thông tin.

    muc do nguy hiem cua tinh trang co dac mau voi benh nhan sot xuat huyet
    Bệnh nhân sốt xuất huyết ngày thứ 7, tiểu cầu ở mức 8 G/L vẫn được cho ra viện. Ảnh: Dân trí.

    Đây cũng là thực trạng của rất nhiều người mắc sốt xuất huyết khi tiểu cầu hạ xuống, không chỉ bản thân người bệnh mà người nhà cũng lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì sợ nguy cơ chảy máu. "Bệnh nhân nằm viện, hầu như ai gặp bác sĩ cũng hỏi có được truyền tiểu cầu không, vì tiểu cầu xuống thấp", PGS Cường nói thêm.

    Tuy nhiên, chuyên gia này khẳng định, với sốt xuất huyết, không sợ xuất huyết (tiểu cầu thấp), mà chỉ sợ cô đặc máu (Hematocrit cao).

    PGS Cường giải thích: "Trong công thức máu, chỉ số Hematocrit (Hct) mới là quan trọng để phản ánh mức độ cô đặc máu. Nếu Hct tăng thì có nguy cơ thoát huyết tương, cô đặc máu có thể dẫn đến sốc giảm thể tích.

    Nếu qua ngày thứ 5-6 mà không có cô đặc máu, không chảy máu, thể trạng tỉnh táo thì dù tiểu cầu thấp thế nào cũng không cần phải truyền tiểu cầu và nên cho xuất viện, theo dõi tại nhà, tránh quá tải bệnh viện và giảm áp lực cho các Trung tâm huyết học".

    Thông tin thêm về thực trạng này, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, nhiều người bị sốt xuất huyết, khi tiểu cầu xuống thấp rất sốt ruột, "xin" bác sĩ cho truyền tiểu cầu, thậm chí phàn nàn, lo lắng khi chưa có chỉ định truyền.

    Có nhiều trường hợp, không chỉ bệnh nhân mà 5-6 người nhà, khi nghe "báo cáo" tiểu cầu xuống thấp là cuống cuồng gọi khắp nơi xin tư vấn, xin bác sĩ cho bệnh nhân truyền tiểu cầu. "Nhiều bệnh nhân tiểu cầu sụt xuống là lo lắng, bồn chồn, sợ xuất huyết, xin truyền tiểu cầu, dù bác sĩ đã giải thích, nếu chưa có dấu hiệu chảy máu thì có thể chưa cần truyền tiểu cầu", BS Cấp nói.

    Theo dự báo, Hà Nội sẽ lập đỉnh dịch từ tháng 9 đến tháng 11, vì vậy, dù có gió mùa, nhiệt độ có mát xuống cũng không ảnh hưởng đến dịch. Tháng 10, 11 không khí hơi se lạnh, mát, cho đến khi mùa đông nhiệt độ xuống hẳn. Từ tháng 12, đỉnh dịch sốt xuất huyết mới xuống.

    Chuyên gia khuyến cáo, người dân tuyệt đối không chủ quan, cần phòng tránh muỗi đốt, diệt lăng quăng, bọ gậy... đặc biệt tại khu vực có ổ dịch.

    Bảo An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muc-do-nguy-hiem-cua-tinh-trang-co-dac-mau-voi-benh-nhan-sot-xuat-huyet-a598076.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chuyên gia lưu ý những thực phẩm người mắc sốt xuất huyết nên và không nên ăn

    Chuyên gia lưu ý những thực phẩm người mắc sốt xuất huyết nên và không nên ăn

    Bệnh sốt xuất huyết ngoài triệu chứng sốt còn có các triệu chứng nhức đầu, đau cơ, phát ban trên da và mệt mỏi, suy kiệt. Ngoài các phương pháp điều trị theo phác đồ của bác sĩ, kế hoạch ăn uống cho bệnh sốt xuất huyết đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết.