+Aa-
Zalo

Món ngon xứ Nghệ níu chân du khách

  • DSPL

(ĐS&PL) - (ĐSPL) - Du khách đến với vùng đất xứ Nghệ giàu tình nghĩa sẽ có cơ hội được thưởng thức những món ngon dân dã, nhưng lại chẳng nơi nào có được.

(ĐSPL) - Du khách đến với vùng đất xứ Nghệ giàu tình nghĩa sẽ có cơ hội được thưởng thức những món ngon dân dã, nhưng lại chẳng nơi nào có được. 

Cháo lươn

Cháo lươn là một trong những đặc sản xứ Nghệ được nhiều người ưa thích. Bát cháo có vị thơm cay nồng đặc trưng, thịt lươn vàng óng mềm ngọt thấm đẫm gia vị. Để nấu được món cháo lươn ngon thì trước hết bạn phải chọn được loại lươn đồng nhỏ, mình thon, thịt chắc. Lươn luộc chín, xé thịt dọc sợi, xào nấu cẩn thận.

Nếu đến Vinh, bạn hãy thử món cháo ngon tuyệt này, đảm bảo sẽ nhớ mãi không quên.

Nhút Thanh Chương

Nhút là thức ăn dân dã, truyền thống của mọi gia đình ở Nghệ An. Nhút Thanh Chương được coi là “kim chi” xứ Nghệ. Món ăn này được làm từ mít xanh hoặc xơ mít chín và muối trắng. Nguyên liệu đơn sơ và giản dị thế thôi nhưng hương vị của nhút lại chua chua, giòn giòn, hấp dẫn người ăn. Nhút có thể dùng để chấm nước mắm, làm nộm, xào, nấu canh.

Nhút Thanh Chương đậm vị chua, hương vị đặc biệt níu chân người đến.

Người dân xứ Nghệ vẫn truyền nhau câu hát thân thương: “Ngái ngôi chi mà anh nỏ về/ Hay là vì anh chê quê em nghèo đói/ Hay anh chê em vụng về câu nói/ Đất Thanh Chương nhút mặn chua cà/ Chắc có lẽ rứa mà anh chê/ Chắc có lẽ rứa mà anh nỏ về…”. Người xứ Nghệ sống vì tình vì nghĩa, và phải chăng vì cả món nhút ngọt lành nữa?.

Tương Nam Đàn

Tương Nam Đàn là đặc sản tinh khiết, thơm ngon của xứ Nghệ. Nguyên liệu chính được làm bằng thứ đỗ tương xuân hè trồng trên chính đất Nam Đàn. Tương có hai loại mặn và ngọt. Tương mặn dùng ăn hàng ngày, tương ngọt làm vào những chĩnh nhỏ và làm quà biếu. Tương Nam Đàn dùng để làm nước chấm, kho cá, kho thịt…

Trong một chai tương Nam Đàn có tới ba tầng khác nhau nếu nhìn từ ngoài vỏ. Tầng trên cùng là đậu hạt mới chỉ được dập vỡ làm đôi. Tầng giữa là nước tương có màu Hổ Phách, còn tầng dưới cùng là mốc tương có màu vàng thẫm. Vị mặn ngọt hòa lẫn tạo ra hương vị đặc biệt của tương, nếu làm nước chấm có dính thêm mẻ đậu thì có vị ngọt bùi.

Tương Nam Đàn là đặc sản tinh khiết, thơm ngon của xứ Nghệ.

Bánh bèo

Khác với bánh bèo Huế làm từ bột gạo, bánh bèo xứ Nghệ được làm từ bột lọc. Người ta phải nhào bột nhiều lần cho kỹ mới có được một mẻ bánh ngon. Nhân của bánh bèo là nhân tôm hoặc nhân thịt, những con tôm được làm sạch rồi phi thơm cùng hành mỡ. Tôm xào càng kỹ thì càng ngấm gia vị, khi ăn càng thơm và càng ngọt bùi.

Bánh bèo Nghệ An mang vị đậm đà thơm ngon, không lẫn vào đâu được khi thưởng thức cùng nước chấm, rau thơm (rau mùi),… Ăn một miếng bánh bèo, thực khách sẽ cảm nhận được vị dai dai của bột lọc, vị bùi bùi của tôm thịt, vị giòn giòn của hành khô và vị thanh mát của rau sống.

Bánh bèo Nghệ An mang vị đậm đà thơm ngon, không lẫn vào đâu được khi thưởng thức cùng nước chấm, rau thơm.

Bánh mướt

Bánh mướt ở Nghệ An nhìn qua khá giống với bánh cuốn ở ngoài bắc nhưng có hương vị thơm ngon rất riêng và ăn lúc nguội có vị mềm mát, dễ chịu. Bánh mướt có chiều dài vừa phải, được cuộn tròn, trắng trong, mềm mịn. Bánh được làm bằng bột gạo tẻ xay nhuyễn và ủ trong nhiều giờ, sau đó được rưới thêm chút nước mỡ hành phi. Với bánh mướt, chỉ cần thêm chén nước mắm vắt chanh, đường vừa đủ, ớt cắt lát thái mỏng là ăn đến no.

Bánh mướt đơn giản, không cầu kỳ chỉ cần nước bột gạo phải ngon. Bánh mướt có thể ăn cùng bát xáo lòng cũng cực kỳ ngon.

Sâu măng rang lá chanh vùng biên Kỳ Sơn

Nguyên liệu của món đặc sản này chính là loài côn trùng có hình dáng giống con nhộng, sống trong những cây măng đã bị hư ở rừng sâu. Sau khi bắt sâu măng từ trong rừng về, người dân thường đựng chúng vào những ống tre và có thể nuôi sống trong khoảng 4 – 5 ngày.

Đĩa sâu măng rang lá chanh ngon khó cưỡng.Món sâu măng được chế biến rất đơn giản. Sâu măng chỉ cần cho vào chiếc chảo lớn rồi đảo xào nhanh tay trong vòng 3 – 5 phút. Gia vị của món ăn này cũng rất ”gọn nhẹ’ với một chút bột canh và bột ngọt là đủ. Đặc biệt, món sâu măng xào không thể thiếu lá chanh thái nhỏ.

Những con sâu măng sau khi bắt về được đựng trong những ống tre.

Du khách khi lên đến vùng núi Kỳ Sơn không quên mua những ống tre đựng sâu măng về miền xuôi để làm quà. Đối với cánh mày râu, vào những ngày đông se lạnh, đặc sản sâu măng lại trở thành món lai rai tuyệt vời.

Bánh đa xúc hến

Bánh đa xúc hến là một món nhậu quen thuộc vào những dịp hội họp bạn bè của người dân xứ Nghệ. Hến được đãi từ sông Lam, tách vỏ béo, xào cùng hành mỡ. Những miếng bánh đa Đô Lương giòn tan trở thành những chiếc thìa xúc hết với hương vị ngọt, bùi, thơm phưng phức đầy quyến rũ. Gia vị để ăn cùng bánh đa là lạc giã dập, rau sống và ớt cho những người muốn thêm chút vị cay nồng cho món ăn này.

Gia vị để ăn cùng bánh đa là lạc giã dập, rau sống và ớt.

Mực nháy nướng Cửa Lò

Đến với vùng biển đầy nắng gió của xứ Nghệ hãy thưởng thức món mực nháy nướng giòn tan. Mực nháy có nơi còn gọi là mực nhảy, tên gọi dùng chỉ những con mực được ngư dân vừa bắt lên còn tươi nguyên, được đưa vào chế biến và thưởng thức ngay tại chỗ.

Mùi thơm của mực nướng chấm với gia vị chua chua, ngọt ngọt hoặc chỉ cần tương ớt thôi là đã quá tuyệt vời. Mực nháy nướng ở Nghệ An nằm trong top 10 đặc sản hải sản Việt Nam.

Mực nháy nướng ở Nghệ An nằm trong top 10 đặc sản hải sản Việt Nam.

Cá mát sông Giăng

Cá mát không phải là giống cá lớn, thường chỉ bằng hai hoặc ba ngón tay người lớn, con “bự” cũng chỉ chừng 0,5 đến 0,8 kg. Thịt cá mát rất lành, bổ, thơm ngon, hơi có vị đắng vì khi chế biến không vứt bỏ ruột (ruột cá rất sạch vì chủ yếu ăn thức ăn thực vật), mỡ béo ít xương và ngon nhất là phần đầu (không như các loại cá khác, đầu cá mát rất mềm, giòn). Cá mát có thể kho, rán, nướng… Dù chế biến theo kiểu nào thì thịt cũng rất bùi, rất thơm.

Dù chế biến theo kiểu nào thì thịt cũng rất bùi, rất thơm.

Chịn xồm – món thịt chua của người Thái

Món thịt chua của người Thái.

Chịn Xồm làm từ thịt trâu, thịt lợn, thịt bò, đôi khi là thú rừng, chỉ lấy thịt nạc. Chịn xồm mang thái miếng, kẹp rau thơm rừng chấm muối ớt (hoặc nước mắm ớt), ăn có mùi vị chua, béo và bùi, rất tinh khiết, thanh nhã.

MINH TÂM (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud]riUMe3aYwp [/mecloud]

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mon-ngon-xu-nghe-niu-chan-du-khach-a103149.html
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.