+Aa-
    Zalo

    Mối uy hiếp quân sự từ việc Trung Quốc xây sân bay ở Gạc Ma

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trung Quốc đang gấp rút xây dựng đảo nhân tạo trên bãi đá Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam và có thể sẽ xây dựng một căn cứ không quân.

    Trung Quốc đang gấp rút xây dựng đảo nhân tạo trên bãi đá Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam và có thể sẽ xây dựng một căn cứ không quân.
    Thời báo Hoàn Cầu ngày 3/9 dẫn nguồn website của tạp chí Bình luận quốc phòng Kanwa xuất bản tại Canada hôm 2/9 cho biết, hồi tháng 5 vừa qua cơ quan Quốc phòng Đài Loan tuyên bố, Trung Quốc đã tiến hành đắp nền xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên đá Gạc Ma nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Theo nguồn tin cơ quan Quốc phòng Đài Loan, công trình này có diện tích gấp 17 lần sân bóng đá.
    Mối uy hiếp quân sự từ việc Trung Quốc xây căn cứ ở Gạc Ma

    Phi đội máy bay J-11 của Trung Quốc có thể xuất kích ngay ở Gạc Ma.

    Hình ảnh phía Trung Quốc công khai cho thấy toàn bộ khu vực đá Gạc Ma đang được gấp rút đắp nền đổ đất thi công, nhiều cần cẩu cỡ lớn và tàu vận tải tập kết tại khu vực này. Khu vực đá Gạc Ma có chiều dài khoảng 5.000 mét, chiều rộng 400 mét, với quy mô này theo giới phân tích thì rất có khả năng Trung Quốc đang biến đá Gạc Ma thành 1 hòn đảo nhân tạo, sau đó sẽ đặt một căn cứ không quân trên đó.
    Từ mô hình những gì Trung Quốc đã làm trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp), Kanwa nhận định rằng, rất có khả năng Trung Quốc sẽ lắp đặt hệ thống radar tầm xa cũng như các hệ thống thiết bị nghe trộm vô tuyến điện, các quốc gia ven Biển Đông đều trở thành mục tiêu do thám của radar Trung Quốc.
    Đối với Mỹ, việc hình thành đảo nhân tạo ở đá Gạc Ma sẽ giúp hải quân Trung Quốc tiến xa xuống phía Nam 850 km. Một khi Viễn Đông sinh biến, hải quân Mỹ ở Bắc Ấn Độ Dương cơ động đến, chỉ cần vào eo biển Malacca là lập tức nằm trong tầm do thám của radar và hệ thống nghe trộm Trung Quốc.
    Đá Gạc Ma cách thành phố Hồ Chí Mình 830 km, cách Manila 890 km, cách Tây Malaysia 490 km và cách eo biển Malacca khoảng 1.500 km. Một khi Trung Quốc xây dược sân bay 2.000 mét ở đá Gạc Ma thì các chiến đấu cơ Su-30, J-11 và J-10 của Trung Quốc sẽ có bán kính tác chiến bao trùm eo biển Malacca, vì thế miền Nam Việt Nam sẽ mất đi chiều sâu phòng ngự.
    Mối uy hiếp quân sự từ việc Trung Quốc xây căn cứ ở Gạc Ma

    Công trình nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Gạc Ma.

    Tờ báo cho biết hầu hết các nhà phân tích Việt Nam và Philippines đều tin rằng Trung Quốc sẽ xây dựng sân bay (bất hợp pháp) trên đá Gạc Ma. Từ hình ảnh Trung Quốc công bố có thể thấy hoạt động thi công đang tập trung vào mé phía Tây đá Gạc Ma với đường thẳng dài 4,04 km, toàn bộ do các rặng đá san hô cấu thành nên dễ thi công. Phía Đông Bắc đá Gạc Ma là một vịnh hoàn toàn có thể trở thành một cảng khẩu với đường kính 1200 mét. Neo đậu khu trục hạm cỡ lớn tại đây không phải vấn đề gì lớn.
    Một nguồn tin từ hải quân Đài Loan nói với Kanwa, những năm gần đây quân đội Trung Quốc đã đổ rất nhiều công sức để gắn các thiết bị nghe trộm dưới nước. Sau khi xây dựng xong đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Gạc Ma, rất có khả năng Bắc Kinh sẽ lặp lại điều này để nghe trộm các hoạt động của hải quân Mỹ, Việt Nam, Malaysia.
    Trên đá Chữ Thập, Trung Quốc tiếp tục mở rộng công trình xây đảo nhân tạo trái phép và hiện đã hình thành một đảo nhân tạo rộng 90 mét, 1 cầu tàu loại 5000 tấn, đài cất hạ cánh trực thăng, trạm ra đa, hệ thống nghe trộm vô tuyến điện và kho nhiên liệu dự trữ bổ sung cho các chiến hạm. Tại đá Châu Viên, Trung Quốc cũng đã xây dựng mở rộng lo cốt công sự, đặt súng máy hạng nặng.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/moi-uy-hiep-quan-su-tu-viec-trung-quoc-xay-san-bay-o-gac-ma-a49187.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan