Bà đã cứu những bệnh nhân tưởng chừng vô phương cứu chữa, nằm liệt một chỗ, nhưng may mắn đã đến khi biết tới bài thuốc chữa khớp của lương y Thanh.
Như "sống lại" vì khỏi căn bệnh đa khớp quái ác
Trong những trường hợp mắc bệnh về xương khớp đến lương y Triệu Thị Thanh (Bản Hợp Sơn, Bà Vì, Hà Nội) chữa trị, có rất nhiều người đã lâm vào cảnh bế tắc vì chạy chữa mãi mà cũng không khỏi căn bệnh quái ác này. Như bà Nguyễn Nguyện Minh (69 tuổi, trú tại phố Ngoại Thương, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh), bà mắc căn bệnh viêm đa khớp tới hàng chục năm nhiều lúc tưởng hết phương cứu chữa vì dùng đủ các loại thuốc. Cuối cùng bà cũng tìm được “ánh sánh” thoát khỏi căn bệnh quái ác này nhờ bài thuốc của lương y Triệu Thị Thanh.
Hơn 50 năm qua, bà Thanh chữa khỏi bệnh nhờ cây lá rừng. |
Ngồi trò chuyện cùng khách, bà Minh chỉ cho khách xem khớp tay chân đã lành lặn như cũ và khỏe mạnh. Đó là điều bà mong ước sau hàng chục năm bị mắc căn bệnh này. Căn bệnh viêm đa khớp bắt đầu đeo đuổi bà từ những năm còn làm cán bộ thủy lợi. Mỗi khi “trở trời” là các khớp chân tay lại sưng to gây đau nhức phải rất lâu mới vận động được. Lúc đó, sức khỏe của bà vẫn tốt, bà vẫn có thể chịu đựng được những cơn đau.
Sau khi về hưu được vài năm thì bệnh tình của bà Minh ngày càng nặng hơn. Các khớp chân tay bắt đầu đau nhức nhiều hơp và nổi u cục gây biến dạng, những cơn đau tiếp tục hành hạ khiến bà không thể làm bất cứ việc gì ngay cả việc trông cháu nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn. Con cái bà Minh có điều kiện nên đưa đi chữa cả bên nước ngoài, bệnh có thuyên giảm được thời gian gần một năm. Sau đó bệnh lại tái phát như thường và bà gần như bị “nhờn” thuốc, dùng các loại thuốc đắt tiền cũng chỉ như “muối bỏ bể”. Thậm chỉ có thời gian dùng nhiều thuốc tây đến nỗi người phù phũng, da nứt nẻ không dùng thì bệnh lại gây đau đớn rất khó chịu.
Tình cờ con trai bà trong một chuyến lên Ba Vì, được người quen giới thiệu tới lương y Thanh để chữa trị, về nhà gọi điện lên cho lương y Thanh, chỉ qua gần hai tháng uống thuốc đầu thì khớp chân tay của bà Minh đã nhẹ nhõm hẳn đi. Dùng kiên trì thêm vài tháng thuốc nữa thì bà hết hẳn đau nhức, các khớp tay chân không còn sưng đau, bà còn đi tập múa hát cùng Hội người cao tuổi trong phố. Bà có thể đi chùa khắp nơi - điều mà mấy năm trước bà rất ước ao vì mỗi lần đi về thì đau nhức không chịu nổi.
Từ đó đến nay là 3 năm, bà Minh cảm thấy thoải mái vì thoát được căn bệnh quái ác này. Bà Minh chia sẻ: “Thực sự như được giải thoát khỏi gông cùm cháu ạ. Người bị bệnh này như cái “gông đeo cổ”, muốn đi cũng không đi được thoải mái, lại còn phải chịu đau đớn rất khổ sở. Cho nên khỏi được bệnh là điều rất hạnh phúc. Bác cám ơn lương y Thanh nhiều lắm, không ngờ chỉ là người dân tộc lại có thể chữa trị được căn bệnh này. Bác cũng giới thiệu thêm mấy người bạn già mắc bệnh khớp giống như bác chữa trị, có mấy người khỏi luôn rồi. Còn một người do cơ địa không hợp với thuốc nam nên thời gian điều trị kéo dài hơn 1, 2 tháng”.
Trị kiên trì, bệnh khỏi tận gốc
Theo lương y Thanh thì căn bệnh viêm khớp, hay viêm đa khớp là căn bệnh phổ biến nhất trong các loại bệnh xương khớp. Trong nhiều năm chữa trị, bà gặp nhiều nhất là những trường hợp nhẹ thì còn vận động được, nhưng cá biệt có những trường hợp gần như tàn phế các khớp chân, khớp tay xưng to gần như bị biến dạng. Trường hợp như ông Nguyễn Văn Doanh (trú tại thị trấn Tiên Du, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là một trường hợp khá nặng. Các khớp chân, khớp tay cứng đơ sưng to hầu như không vận động được khi đi điều trị con cái thường phải cõng ông. Ông sử dụng nhiều phương pháp kể cả châm cứu nhưng căn bệnh vẫn không tiến triển, mỗi khi có cơn đau hành hạ nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Ông Doanh phải uống thuốc và điều trị theo lương y Thanh một thời gian khá dài mới khỏi được bệnh.
Lương y Thanh cho biết: “Với bệnh viêm khớp người lớn tuổi dễ mắc hơn những đối tượng khác. Bệnh viêm khớp người già dễ mắc phải vì ở độ tuổi này là độ tuổi mà xương khớp đã lão hóa. Chỉ cần thay đổi thời tiết là sẽ cảm thấy nhức mỏi tay chân, đau xương khớp. Bệnh viêm khớp ở người lớn tuổi thường gặp nhất là viêm khớp gối và viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp. Trong đó viêm khớp dạng thấp là biến chứng nặng nhất rất nhiều khớp xương khác nhau ở bàn tay và cổ tay đều bị ảnh hưởng, khiến việc điều khiển bàn tay và ngón tay trở nên khó khăn. Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh rất nặng, cả hai bên của cơ thể, chân và tay đều bị ảnh hưởng cùng một lúc. Trong khi đó, nếu bị bệnh viêm khớp xương mãn tính, các khớp bị tác động thường không đối xứng”.
Với căn bệnh viêm khớp này, đặc biệt phải cần nhiều hai vị thuốc chống viêm như cây “Vàng – Mịa – Khia” (tiếng Dao). Đây là loại thảo mộc dạng dây, có lá to bản, dùng chống viêm cực kỳ hiệu nghiệm. Chứng bệnh khô dịch khớp khiến các khớp cọ vào nhau lâu dần dẫn đến viêm khớp, viêm đa khớp, sưng đau các khớp, đau vai gáy, đau lưng, đau khớp gối thì cần nhiều vị thuốc “Dào – Mèng – Ghim” cây có lá nhỏ bằng hai ngón tay và răng cưa vùng quanh. Vị thuốc này có tác dụng giúp tăng tiết dịch khớp, bổ sung chất nhầy dịch khớp, giúp bảo vệ và tái tạo màng sụn khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, giúp kháng viêm và giảm xưng đau các khớp.
“Với căn bệnh viêm khớp mãn tính thì người bệnh cần điều trị lâu dài, không được nóng vội trong khi chữa trị. Vì uống thuốc nam nửa chừng thì chẳng khác ăn cơm bỏ bữa, không điều trị được dứt điểm bệnh. Nhiều người uống thuốc được một tháng, thấy lâu biến chuyển liền bỏ thuốc. Điều đó thật lãng phí, vì thực tế thuốc nam cũng có những người phải theo đến tháng thứ hai mới có kết quả được. Còn những người bệnh hợp cơ địa thì chỉ cần vài tuần hay một tháng thì bệnh khỏi hoàn toàn được”, theo lời lương y Thanh.
Gìn giữ vốn thảo dược quý
Theo lương y Thanh thì các vị thuốc bây giờ hiếm dần, có những loại công dụng tốt nhưng rất khó kiếm. Bà cùng một số người sợ tuyệt chủng nên đã cùng các thầy thuốc trong xã thành lập một vườn thuốc Nam để bảo tồn những thảo dược quý nhưng cái khó là việc trồng thuốc Nam không hề đơn giản.
Lương y Thanh dẫn chúng tôi ra vườn thuốc và chỉ những dược liệu quý bà giới thiệu: “Vì chúng tôi lo có những cây thuốc quý đang biến mất dần nên cần phải bảo tồn. Nếu những vị thuốc này mà mất đi thì con cháu về sau mất đi một phương thuốc quý”. Theo bà: “Có những vị thuốc quý hiếm chỉ mọc trong rừng nơi ít ánh sáng, hoặc có loại chỉ thích hợp nơi khe suối ẩm ướt có đá để bám dễ vào hút chất dinh dưỡng để sống. Nhưng khi mang về trồng hoàn toàn không thích hợp, dù có tưới nước giống như trong rừng, trồng dưới tán cây cũng không sống được. Vì vậy, những vị thuốc đó hầu như đến giờ bà đều phải đi kiếm trong tự nhiên. Bà cũng nghĩ ra cách đó là trồng tại những khe suối gần nhà, hoặc dưới tán cây trong rừng nhưng tỉ lệ sống rất ít”.
Hiện nay, vườn thuốc nam của Hội đông y xã Ba Vì cũng đã trồng được vài chục loại thảo dược quý hiếm. Là người phụ trách Hội đông y cơ sở nên bà Thanh cũng thường xuyên vận động những thầy thuốc trong vùng để cùng nhay bảo tồn vốn quý của cha ông để lại.
Thành An