+Aa-
    Zalo

    Mất ngủ vì thấy miệng đắng và hôi, mắc bệnh gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiều người ngủ mất ngon vì lo lắng thậm chí mất ngủ khi miệng đắng ngắt và có mùi rất hôi.

    Nhiều người ngủ mất ngon vì lo lắng thậm chí mất ngủ khi miệng đắng ngắt và có mùi rất hôi.

    Sau khi uống nước hay đánh răng thì tình trạng này sẽ giảm bớt, nhưng chỉ lát sau lại xuất hiện. Miễn dịch mùi này và không còn nhận thấy có gì đó không ổn.

    Thấy miệng hôi và đắng về đêm là dấu hiệu bạn bị mắc bệnh.

    Theo các chuyên gia y tế, khi miệng bạn xuất hiện triệu chứng bất thường này, có thể bạn đã gặp phải những vấn đề sức khỏe sau:

    1. Mắc bệnh răng miệng

    Nguyên nhân gây miệng hôi và đắng có thể do vệ sinh răng miệng kém, hôi miệng do viêm nha chu. Miệng đắng hay các bất thường khác còn có thể là do nhiễm trùng nướu, lưỡi và tuyến nước bọt.

    Miệng hôi cản trở bạn giao tiếp với người khác.

    Ngoài ra, những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu mà lại ít uống nước gây ra cảm giác khô miệng về đêm, lúc đó hơi thở hôi sẽ phát sinh.

    2. Bất thường về gan

    Phần lớn trường hợp hôi miệng là do gan nhưng đôi khi cũng có thể là dấu hiệu mắc bệnh từ các cơ quan nội tạng khác.

    Nhiệm vụ của gan bài trừ các chất thải trong cơ thể. Khi chức năng gan không bình thường, quá trình lọc chất thải sẽ bị ảnh hưởng khiến chúng tồn động lại, dẫn đến bạn bị hôi miệng vào buổi sáng sau khi thức dậy. .

    Ngoài gan, thì bệnh răng miệng hay những bất thường trong túi mật cũng có mối quan hệ với chứng hôi miệng. Đặc biệt là sau khi bị viêm túi mật, sỏi mật và các loại bệnh khác khiến bài tiết mật bất thường, dẫn đến các triệu chứng như hôi và đắng miệng.

    3. Bệnh dạ dày

    Khi tiêu hóa có vấn đề, thức ăn sẽ đọng lại và tăng gánh nặng cho dạ dày.

    Thức ăn đọng lại trong dạ dày thời gian lâu sẽ khiến hơi thở của bạn bị hôi.

    Đông y cho rằng những bất thường trong hệ tiêu hóa sẽ làm nặng thêm tình trạng "nóng nhiệt" của cơ thể, ảnh hưởng đến việc bài tiết chất độc, và khiến cho miệng bị hôi và đắng.

    4. Lượng đường trong máu bất thường

    Bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm nấm Candida, dễ gây những tổn thương ở miệng như ban đỏ, viêm miệng... và có thể khiến cho miệng thấy đắng.

    Cùng với những thay đổi bất thường khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể sẽ cần nhiều nước để giúp trao đổi chất, khiến bệnh nhân bị khô miệng.

    Bác sĩ nha khoa khuyên mọi người nên chú ý tới những bất thường ở miệng bởi nó đôi khi không chỉ do những ván đề về răng miệng mà còn là những dấu hiệu báo trước cho những căn bệnh nguy hiểm khác.

    Do vậy, nếu bạn thấy mình bị khô, hôi hay đắng miệng thì cần đến bệnh viện để kiểm tra chi tiết.

    Minh Khôi(Theo Sohu)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mat-ngu-vi-thay-mieng-dang-va-hoi-mac-benh-gi-a285153.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan