+Aa-
    Zalo

    Mâm cúng Rằm tháng 7 nên chuẩn bị như thế nào mới đúng chuẩn?

    (ĐS&PL) - Theo phong tục vào ngày Rằm tháng 7, các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng, mời các cụ về với con cháu, sau cũng là dịp để gia đình sum vầy.

    Các gia đình thường cúng Rằm tháng 7 từ mùng 10 cho tới 14, 15 âm lịch.

    Mâm cúng Phật

    Bàn Phật là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, thường thờ ở mỗi nhà. Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ.

    Mâm cúng Rằm tháng 7 nên chuẩn bị như thế nào mới đúng chuẩn? - 1

     

    Đối với cúng bàn Phật, các gia đình cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và thường nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.

    Tham khảo chi tiết mâm cúng Phật

    - Xôi gấc, xôi đỗ xanh hoặc xôi vò hạt sen

    - Nem chay hoặc nem nấm.

    - Canh nấm hoặc canh rau củ.

    - Đậu hũ non sốt nấm

    - Các món ăn khác tùy theo sở thích và điều kiện của từng gia đình.

    Lễ vật cúng Phật gồm:

    - Hoa tươi (hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa cúc,…)

    - Hương

    - Rượu

    - Nước

    - Quần áo giấy

    Mâm cúng gia tiên

    Đối với lễ vật cúng gia tiên Rằm tháng 7, cần chuẩn bị mâm cỗ mặn, tươm tất với các món ăn đa dạng, tươi sạch để thể hiện lòng thành kính, biết ơn với tổ tiên.

    Mâm cúng Rằm tháng 7 nên chuẩn bị như thế nào mới đúng chuẩn? - 2

     

    Điều quan trọng là các món ăn đa dạng, thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch.

    Tham khảo chi tiết mâm cúng gia tiên

    - Thịt gà

    - Canh xương hoặc canh rau củ

    - Nem, giò, chả

    - Rau luộc (rau cải, cà rốt, củ cải,…)

    - Xôi

    - Chè

    Lễ vật cúng gia tiên gồm:

    - Hoa tươi

    - Trái cây

    - Nước

    - Rượu

    - Hương

    - Nến

    - Vàng mã

    - Quần áo, giày dép,… bằng giấy

    Mâm cúng cô hồn, chúng sinh

    Cúng Rằm tháng 7 ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh, cúng cô hồn, thường được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 Âm lịch do quan niệm đây là khoảng thời gian Diêm Vương mở cửa Ngũ môn cho các linh hồn trở về Dương thế. Vì vậy, đây chính là khoảng thời gian tốt nhất để cúng.

    Mâm cúng Rằm tháng 7 nên chuẩn bị như thế nào mới đúng chuẩn? - 3

     

    Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là nên cúng chay. Theo quan niệm dân gian, cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si của các vong hồn.

    Tham khảo chi tiết mâm cúng cô hồn, chúng sinh

    - Muối gạo (sau khi cúng xong thì sẽ dùng để rắc bốn phương tám hướng).

    - 12 bát cháo trắng nhỏ nấu loãng.

    - 5 loại trái cây.

    - Quần áo chúng sinh (nhiều màu sắc khác nhau).

    - Các loại bỏng ngô, bánh kẹo.

    - Tiền vàng.

    - Nước.

    - 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ.

    Một số lưu ý khi thực hiện nghi thức cúng Rằm tháng 7

    - Thực hiện lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên trước, lễ cúng chúng sinh cô hồn thì làm cuối cùng. 

    - Lễ cúng cô hồn không được thực hiện ở trong nhà mà làm ở ngoài sân, ngõ, trước cửa nhà.

    - Mâm cúng Phật được đặt ở vị trí cao rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là gia tiên.

    - Vào ngày Rằm tháng 7 thì có rất nhiều vong hồn vất vưởng nên lễ vật cúng như quần áo vàng mã dành cho gia tiên nên ghi rõ người nhận.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/mam-cung-ram-thang-7-nen-chuan-bi-nhu-the-nao-moi-ung-chuan-a454892.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan