+Aa-
    Zalo

    Lý giải hiện tượng "7 mặt trời" xuất hiện ở Trung Quốc

    (ĐS&PL) - Theo các chuyên gia, hiện tượng “7 mặt trời” được gọi là Parhelion hay "mặt trời giả", xảy ra do ánh sáng mặt trời khúc xạ qua các tinh thể băng trong khí quyển.

    Mới đây, những người yêu thích thiên văn học Trung Quốc đã có cơ hội chứng kiến một trong những hiện tượng thiên văn đặc biệt khi "7 mặt trời xuất hiện cùng một lúc" trên bầu trời Thành Đô vào chiều 18/8 (giờ địa phương).

    Các đoạn video do người dân quay lại cho thấy, hình ảnh "7 mặt trời" cùng xuất hiện vào cuối ngày và lặn dần. "7 mặt trời" xuất hiện xếp thành hàng cạnh nhau, có kích thước và màu sắc cũng khác nhau.

    hien-tuong-7-mat-troi-dspl.jpg

    hien-tuong-7-mat-troi-dspl.jpg

    Theo các chuyên gia, hiện tượng này được gọi là Parhelion hay "mặt trời giả", xảy ra do ánh sáng mặt trời khúc xạ qua các tinh thể băng trong khí quyển, tạo ra ảo giác về nhiều mặt trời.

    Phó Chủ tịch Hội Thiên văn học nghiệp dư Tứ Xuyên cho rằng, cảnh tượng vừa qua có thể là ảo ảnh quang học do ánh sáng khúc xạ qua nhiều lớp không khí.

    Trang SkyBrary gọi Parhelion là một trong những hiện tượng khí quyển kỳ lạ nhất. Mặc dù liên quan đến mặt trời, nó có thể được coi là hiện tượng có nguồn gốc thiên văn. Parhelion thường xuất hiện trong các điều kiện môi trường đặc biệt và chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt khi các đám mây gần mặt trời có độ dày tương đối cao.

    Parhelion (số nhiều là parhelia), còn được gọi là mặt trời giả, là một hiện tượng quang học khí quyển bao gồm một điểm sáng ở một hoặc cả hai bên của Mặt trời. Hiện tượng xuất hiện khi ánh sáng mặt trời gặp loại mây ti đặc biệt. Loại mây này có hình dạng giống sợi tơ và bông gòn, chứa các tinh thể băng đóng vai trò như những lăng kính nhỏ, khúc xạ ánh sáng mặt trời. Quá trình này làm lệch một phần tia sáng mặt trời, tạo ra các điểm sáng gọi là điểm cận nhật. Do đó, người quan sát có thể nhìn thấy một "mặt trời thứ hai" mờ hơn nằm phía sau đám mây.

    Hiện tượng Parhelion không phải lúc nào cũng xảy ra. Đôi khi, mây ti chỉ xuất hiện ở một phía của mặt trời, dẫn đến việc chỉ có một điểm cận nhật hình thành, và do đó người quan sát chỉ thấy một vệt sáng đơn lẻ.

    Hiện tượng nhiều mặt trời xuất hiện cùng lúc có thể trông đầy màu sắc huyền bí, nhưng thực tế đã được giải thích rõ ràng bằng cơ sở khoa học.

    Hiện tượng nhiều mặt trời xuất hiện cùng lúc có thể trông đầy màu sắc huyền bí, nhưng thực tế đã được giải thích rõ ràng bằng cơ sở khoa học.

    Thực ra, hiện tượng này không phải mới mẻ, trước đó, Quảng Châu Nhật báo đưa tin, vào ngày 7/7/2023, một người đàn ông họ Tiêu ở Nghi Tân, Tứ Xuyên bất ngờ đăng tải một video quay lại cảnh hai "mặt trời" cùng xuất hiện trên bầu trời.

    Vào ngày 28/2/2023, một người dân ở Vận Thành, một địa cấp thị thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc cũng đã chụp được ảnh 4 mặt trời cùng xuất hiện trên trời. Trong bức ảnh, 4 mặt trời xếp thành hàng ngang và mặt trời ở ngoài cùng bên trái là sáng nhất, các mặt trời khác thì tỏa sáng ít hơn. Vậy hiện tượng có nhiều mặt trời trên bầu trời là gì?

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ly-giai-hien-tuong-7-mat-troi-xuat-hien-o-trung-quoc-a458928.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan