+Aa-
    Zalo

    Lý do Nga triển khai "Rồng lửa" S-500 đầu tiên ở miền Nam

    (ĐS&PL) - S-500 đã được điều tới khu vực gần cầu Kerch (còn gọi là cầu Crimea) để bảo vệ công trình huyết mạch này trước nguy cơ bị Ukraine tấn công.

    Trang tin quân sự avia-pro.net trích dẫn các nguồn tin Nga cho biết, “rồng lửa” S-500 Prometheus ở Krasnodar sẽ được sử dụng để bảo vệ cầu Kerch, nối bán đảo Crimea với phần đất liền Nga, trước các mối đe dọa từ trên không, kể cả tên lửa, tiêm kích và máy bay không người lái.

    Cầu Kerch thường xuyên được Nga sử dụng để vận chuyển quân đội và vũ khí tới Crimea.  Kể từ khi xung đột bùng phát hồi tháng 2/2022, cây cầu đã nhiều lần bị lực lượng Ukraine nhắm tới.

    Ông  Paul van Hooft, nhà phân tích chiến lược cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược The Hague, cho rằng bảo vệ cây cầu là ưu tiên hàng đầu của Nga.

    Tổ hợp tên lửa S-500 tối tân của Nga. Ảnh: AP

    Tổ hợp tên lửa S-500 tối tân của Nga. Ảnh: AP

    Việc Nga triển khai các bộ phận của S-500 tới Crimea có thể là giải pháp tạm thời sau những tổn thất của các hệ thống S-300 và S-400. Điều này cũng cho phép Nga thử nghiệm các thành phần của S-500 mà không bị rủi ro mất toàn bộ hệ thống.

    Hồi tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga lúc đó Sergei Shoigu đã thông báo việc bắt đầu chuyển giao các hệ thống S-500 Prometheus cho quân đội nước này, bao gồm cả phiên bản phòng không và phiên bản chống tên lửa chiến lược chuyên dụng.

    Ông Sidharth Kaushal, nhà nghiên cứu tại Viện RUSI có trụ sở ở London (Anh) cho rằng, Nga hiện có một trung đoàn S-500 đang hoạt động, điều này có nghĩa là Moscow có 2 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 2 khẩu đội phòng không. Như vậy, Nga có thể có tổng cộng 4 khẩu đội S-500.

    S-500 Prometheus có chức năng chống lại tên lửa đạn đạo và hành trình cũng như các mục tiêu khí động học khác.

    Một thế hệ tên lửa phòng không và chống tên lửa mới đã được phát triển dành riêng cho S-500. Theo thông tin công khai, tên lửa được hệ thống sử dụng bao gồm: Tên lửa đánh chặn 77N6N và tên lửa phòng không 40N6. Những tên lửa này có tầm bắn 500-600 km và có thể tấn công mục tiêu ở độ cao lên tới 45-50 km.

    Tên lửa 77N6 hai tầng là phiên bản sửa đổi của tên lửa 9M82 được sử dụng trong hệ thống phòng không S-300V4. Chúng được trang bị động cơ tên lửa rắn giai đoạn đầu (SRM) nặng hơn và xung lực cao hơn, giúp tăng đáng kể khả năng chiến đấu.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ly-do-nga-trien-khai-rong-lua-s-500-au-tien-o-mien-nam-a435530.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan