+Aa-
    Zalo

    Lưu ý cách chuẩn bị mâm cỗ cúng hóa vàng khi hết Tết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mâm cỗ cúng hóa vàng được coi là một phần nghi lễ rất quan trọng trong phong tục tập quán của người Việt Nam.

    Mâm cỗ cúng hóa vàng được coi là một phần nghi lễ rất quan trọng trong phong tục tập quán của người Việt Nam. 

    Theo quan niệm dân gian của người Việt, ngày 30 Tết, các gia đình sẽ làm mâm cơm tất niên để mời các cụ về ăn Tết. Hết 3 ngày tết, con cháu lại sửa soạn mâm lễ để tổng kết hết Tết “tiễn ông bà”, đồng thời đón thần tài, thần lộc.

    Ngày nay, lễ hoá vàng có thể được du di đến ngày mùng 5, mùng 7 hay mùng 10 Âm lịch. Gia đình có nhiều anh em không ở chung nhà có thể làm lễ hoá vàng khác ngày nhau và sắp xếp để người anh lớn nhất hoặc người có cha mẹ ở chung thì làm lễ hoá vàng cuối cùng.

    Theo một số chuyên gia văn hóa phương Đông, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Ảnh minh họa

    Mâm cỗ cúng hóa vàng thường gồm những món ăn sau:

    Gà luộc

    Không biết tự bao giờ mà gà luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp trọng đại. Có lẽ vì người ta tin rằng món gà luộc sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy. Vì thế, hãy khởi đầu năm mới của bạn bằng món gà luộc để cả năm đều được như ý.

    Bánh chưng

    Bánh chưng là món không thể thiếu trong mâm cúng hóa vàng. Đó là vật phẩm của trời đất, dâng tặng những tinh tú cho ông bà tổ tiên. Với người miền Nam, bánh chưng được thay bằng bánh tét tròn.

    Bánh chưng phải ăn kèm với dưa hành có vị cay cay, chua chua làm tăng thêm hương vị của thức ăn và giúp dễ tiêu hóa hơn. Bánh chưng - dưa hành đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

    Giò

    Giò là món ăn đặc biệt không thể thiếu trong mâm cỗ tết của người Việt mang lại phúc lộc may mắn. Món ăn này vừa đơn giản mà lại vô cùng ý nghĩa. Có ba loại giò đặc trưng và phổ biến là giò lụa, giò bò và giò xào. Mỗi loại giò đều có một hương vị riêng nhưng điều quan trọng để món giò thực sự hấp dẫn là mùi thơm của lá chuối và vị nước mắm ngon quyện trong miếng giò.

    Dưa hành

    Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng trong hương vị, vì thế đi kèm với sự đậm đà, ngầy ngậy của bánh chưng, thịt mỡ… không thể thiếu món dưa hành thanh mát, chua cay.

    Bên cạnh nhiều món sơn hào hải vị vẫn còn đó bát dưa hành thơm thảo do chính tay mẹ tự muối. Việc nêm nếm sẽ có sự khác nhau giữa các vùng miền: người Nam nêm đường, người Bắc nêm ớt… cốt làm sao tạo sự hài hòa, vừa vặn với mâm cơm.

    Canh măng khô

    Mâm cỗ Tết của người miền Bắc không thể thiếu món canh miến nấu móng giò. Với tính chất của một loại rau, măng có thể ăn tươi, muối chua hoặc phơi khô để dùng quanh năm. Măng khô dùng làm các món ninh, hầm và kho. Khi bát canh măng miến được hoàn thành, người thưởng thức sẽ không còn thấy bị quá ngậy béo của móng giò bởi vị măng khô dung hòa.

    Ngoài chuẩn bị các món cho mâm lễ, cách thức chuẩn bị lễ hóa vàng cũng rất quan trọng, cần làm cẩn thận, tỉ mỉ các bước sao cho đúng để tránh phạm những điều kiêng kỵ không đáng có.

    Sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước của tổ tiên để tránh nhầm lẫn. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm “đòn gánh” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

    Chính vì ngày hóa vàng vô cùng quan trọng với người Việt cho nên mâm cơm cúng hóa vàng cũng rất đầy đủ như mâm cỗ chính của ngày Tết.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/luu-y-cach-chuan-bi-mam-co-cung-hoa-vang-khi-het-tet-a219989.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan