+Aa-
    Zalo

    Lưu trữ máu cuống rốn: Chi tiền phòng bệnh hiểm nghèo

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thời gian gần đây, xu hướng lưu trữ máu cuống rốn để dự phòng điều trị các bệnh hiểm nghèo đang là lựa chọn của nhiều gia đình.

    (ĐSPL) - Thời gian gần đây, xu hướng lưu trữ máu cuống rốn để dự phòng điều trị các bệnh hiểm nghèo đang là lựa chọn của nhiều gia đình. Với họ, đó là của để dành cho tương lai...

    Mua “bảo hiểm” trọn đời cho con

    Theo tìm hiểu của PV báo Đời Sống và Pháp Luật, trước xu hướng bệnh hiểm nghèo gia tăng như: Ung thư máu, u tủy, suy tủy, U lympho, Thalassemia (huyết tán), bệnh tiểu cầu, li thượng bì..., khá đông các gia đình khá giả tìm đến bệnh viện đa khoa, trung tâm tế bào gốc... để được tư vấn "bảo hiểm sinh học trọn đời". Tại đây, các bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể các tình huống, các loại bệnh có thể điều trị nhờ việc lưu trữ máu cuống rốn.

    Tại khoa Đẻ (D3), bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chúng tôi đã được tiếp cận với một số trường hợp có nhu cầu lưu trữ máu cuống rốn. Chị Nguyễn Hoài An (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi có mấy người bạn đã từng lưu trữ máu cuống rốn cho con để phòng bệnh hiểm nghèo nên ngay từ khi mang bầu, vợ chồng tôi đã tìm đến bệnh viện để được các bác sỹ tư vấn phương pháp này cho con. Sau khi các bác sỹ tư vấn, nếu đứa trẻ sinh ra thuộc nhóm máu hiếm, việc lưu trữ sẽ hữu ích và đem lại nhiều cơ may hơn nên tôi đã quyết định hoàn thiện các thủ tục lưu cuống rốn cho con".

    BS.Mai Trọng Hưng, Trưởng khoa Đẻ (D3), bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, thời gian qua, bệnh viện liên tục tiếp nhận và tư vấn cho rất nhiều sản phụ về việc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn. Các sản phụ đều mong muốn được tham gia lấy máu cuống rốn sau sinh an toàn. Họ hiểu được lợi ích từ việc lưu trữ để sau này có thể sử dụng ghép tế bào gốc điều trị các căn bệnh về máu, tim, khớp... Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt tiêu chuẩn bắt buộc để được lưu trữ mẫu tế bào cuống rốn. Vì thế, trong số hơn 100 mẫu máu cuống rốn, khoảng 2/3 số mẫu đủ tiêu chuẩn để đưa về Ngân hàng máu cuống rốn tại viện Huyết học Truyền máu Trung ương để xử lý, tách chiết và đưa vào lưu trữ.

    (b giấy)Lưu trữ máu cuống rốn: Chi tiền phòng bệnh hiểm nghèo, hư

    Các bác sỹ đang lấy mẫu lưu trữ máu cuống rốn tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

    Theo BS. Hưng, vài năm trước, do chi phí cao, chỉ có những gia đình có điều kiện mới "mơ" đến việc này. Gần đây, chi phí thu thập và lưu trữ ban đầu khoảng 25 triệu đồng/mẫu trong năm đầu tiên và những năm sau đó, chi phí lưu trữ trung bình khoảng 2,2 triệu đồng/mẫu (việc lưu trữ sẽ kéo dài trong suốt 17 năm). Với mức phí tương đương hoặc rẻ hơn phí bảo hiểm thông thường, xu hướng lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn đang ngày càng trở nên phổ biến.

    Các bác sỹ chuyên khoa nhận định, tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể được sử dụng để chữa nhiều bệnh hiểm nghèo cho chính bản thân em bé, cho người thân trong gia đình và thậm chí cho những người trong cộng đồng không may mắc bệnh. Vì thế, lưu trữ máu cuống rốn được coi như một loại bảo hiểm sinh học trọn đời, là một biện pháp bảo đảm tương lai sức khoẻ cho con cái và các thành viên trong gia đình.

    Theo thống kê, từ năm 2006 đến tháng 5/2003, viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã ghép tế bào gốc tự thân cho 48 trường hợp và 25 ca ghép đồng loại. Tỷ lệ thành công đạt 70\% và họ có thể tái hoà nhập cuộc sống. Tỷ lệ 30\% còn lại có thể tử vong do liên quan đến biến chứng sau ghép, có thể ghép nhưng không đạt được. Tuy nhiên, có những nhóm bệnh nếu không ghép thì không có cách nào khác, như bệnh suy tủy xương chẳng hạn, bệnh nhân liên tục phải ra vào truyền máu truyền tiểu cầu, cuộc sống phụ thuộc vào bệnh viện.

    Điều trị trên 70 loại bệnh và 70\% ca thành công

    BS.Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Ghép Tế bào gốc (viện Huyết học Truyền máu Trung ương) cho biết: Có hai phương pháp ghép tế bào gốc để điều trị các bệnh nguy hiểm đó là phương pháp ứng dụng tế bào gốc tự thân và phương pháp ghép đồng loại. Với phương pháp ghép tế bào tự thân, tế bào gốc được lấy từ chính bệnh nhân, sau khi truyền hóa chất cho bệnh nhân thì các bác sỹ sẽ dùng chính tế bào gốc đó để truyền lại cho người bệnh. Với những người đã truyền hóa chất liều cao để tiêu diệt tối ưu tế bào ung thư thì bệnh viện đang áp dụng cho một số bệnh nhân thuộc nhóm bệnh như ung thư tủy xương, ulympho. Còn với phương pháp ghép đồng loại sẽ được sử dụng tế bào gốc từ nhiều nguồn, có thể từ máu cuống rốn, tủy xương, có thể là từ anh chị em ruột cùng huyết thống hoặc từ những người không cùng huyết thống để ghép cho bệnh nhân. Với phương pháp này, bệnh viện đã tiến hành ghép cho một số nhóm bệnh huyết học lành tính như suy tủy xương, một số bệnh trong nhóm ác tính như rối loạn sinh tủy...

    Theo BS.Hưng, quy trình lưu trữ máu cuống rốn trải qua rất nhiều công đoạn và khá phức tạp về mặt kỹ thuật. Người nào có nhu cầu lưu trữ máu cuống rốn cho con phải đến đăng ký, kiểm tra một số bệnh. Nếu người mẹ mắc một số bệnh như di truyền, nhiễm virus,... thì không thể lưu trữ. Bệnh viện cũng phải điều tra và làm một số xét nghiệm của người mẹ, nếu đủ điều kiện thì mới đăng ký và nộp chi phí ban đầu. Khi tách em bé ra khỏi bánh rau thì có hai phương pháp lấy máu cuống rốn. Phương pháp thứ nhất là khi bánh rau chưa xổ ra khỏi tử cung, máu được lấy luôn từ dây rốn. Phương pháp thứ hai là sau xổ rau, cán bộ y tế sẽ treo bánh rau lên và lấy máu. Việc này chỉ được phép tiến hành trong vòng 10 phút đầu tiên kể từ khi xổ rau ra bởi nếu không máu sẽ bị đông, không còn tác dụng. Sau khi lấy máu, các bác sỹ sẽ xử lý, làm các xét nghiệm xem có nhiễm trùng không, có mắc bệnh gì không, đặc biệt là những bệnh về nhiễm sắc tố, nếu bị bệnh, mẫu máu sẽ bị hủy.

    Đã lưu trữ được 500 mẫu máu cuống rốn

    BS.Võ Thị Thanh Bình cho biết thêm: "Trước đây, dây rốn thường được coi là rác thải y tế, không sử dụng và phải bỏ đi, rất lãng phí. Vì thế, ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn của viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã tiến hành triển khai thực hiện lấy máu cuống rốn của các sản phụ khỏe mạnh, đạt điều kiện, tiêu chuẩn bắt buộc để tiến hành lưu máu cuống rốn. Đây đang là giai đoạn tích lũy cho ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn. Hiện nay, ngân hàng đã lưu trữ được 500 mẫu và hàng năm sẽ tăng lên 1.000 - 1.500 mẫu, duy trì đều đặn đến mức trữ đạt 5.000 mẫu và sẽ tiến hành tiếp tục bổ sung”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/luu-tru-mau-cuong-ron-chi-tien-phong-benh-hiem-ngheo-a52465.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cơ hội sống cho trẻ em ung thư máu từ kỹ thuật ghép tế bào gốc

    Cơ hội sống cho trẻ em ung thư máu từ kỹ thuật ghép tế bào gốc

    (ĐSPL) - Sau hơn một tháng tiến hành ca ghép Tế bào gốc tạo máu đồng loại cho bệnh nhân nhi đầu tiên điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, ngày 24/12/2013 bệnh nhân Nguyễn Đình Nam Trường (sinh năm 2003) đã chính thức xuất viện trong niềm hân hoan của gia đình cũng như tập thể y bác sỹ của viện.