Tại sao dừng đỗ ô tô ngược chiều đường bị xử phạt?
- Nguy hiểm cho người đi đường: Việc di chuyển ngược chiều có thể dẫn đến va chạm trực diện với các phương tiện khác, gây tai nạn giao thông nghiêm trọng.
- Gây cản trở giao thông: Việc dừng đỗ xe ngược chiều khiến các phương tiện khác phải di chuyển khó khăn, gây ùn tắc giao thông.
- Thể hiện sự thiếu ý thức: Việc vi phạm luật giao thông thể hiện sự thiếu ý thức trách nhiệm của người điều khiển phương tiện đối với bản thân và cộng đồng.
Mức phạt đối với hành vi dừng đỗ ô tô ngược chiều đường
Mục b, khoản 3, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ "Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định: Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình".
Còn tại khoản 4, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định "Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: Bên trái đường một chiều; trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt; song song với một xe khác đang dừng, đỗ;...".
Như vậy, hành vi "dừng đỗ xe ngược chiều" có thể hiểu là dừng, đỗ xe không sát về phía bên phải theo chiều đi của mình hoặc dừng đỗ xe ở bên trái của đường một chiều. Hành vi vi phạm này có thể bị xử phạt nặng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Theo khoản 2, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, với hành vi "Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;...", người điều khiển ô tô bị phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng.
Đồng thời, trường hợp dừng đỗ xe ngược với chiều lưu thông nếu xảy ra tai nạn, lái xe còn bị tước GPLX từ 2-4 tháng (theo khoản 11, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP).