+Aa-
    Zalo

    Con mượn xe của bố thì có bị xử phạt về lỗi chính chủ không?

    (ĐS&PL) - Mượn xe của bố mẹ, người thân có bị phạt lỗi chính chủ không là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những bạn trẻ thường xuyên mượn để đi lại.

    Thế nào là xe không chính chủ?

    Hiện nay, chưa có một quy định nào nêu ra khái niệm thế nào là xe không chính chủ. Tuy nhiên, hiểu một cách đúng luật căn cứ tại điểm a khoản 4; điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi “không chính chủ” chính là việc chủ xe đã không làm thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua; được cho hay được tặng.

    Nguyên nhân người dân không tuân thủ quy định này thường xuất phát từ việc thủ tục sang tên phức tạp cùng với các khoản phí phải nộp; Hơn nữa, đa phần, xe không thực hiện sang tên thường là xe máy có giá trị thấp. Người dân bởi vậy cũng không coi trọng việc thực hiện thủ tục này cho đến khi bị xử phạt.

    Như vậy, với hành vi không làm thủ tục đăng ký xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế thì đây là một hành vi vi phạm.

    Con mượn xe của bố thì có bị xử phạt về lỗi chính chủ không là thắc mắc chung của nhiều người

    Con mượn xe của bố thì có bị xử phạt về lỗi chính chủ không là thắc mắc chung của nhiều người

    Con mượn xe của bố thì có bị xử phạt về lỗi chính chủ không?

    Theo quy định hiện hành, con mượn xe của bố (hoặc vợ mượn xe của chồng, người thân mượn xe của nhau) sẽ KHÔNG bị xử phạt về lỗi chính chủ. Trong một nhà, vợ, chồng, con cái, anh em đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần cầm đăng ký đi là được.

    Tuy nhiên, những xe không chính chủ sẽ bị xử phạt trong 2 trường hợp: Khi đi đăng ký, đăng kiểm xe, cơ quan chức năng phát hiện xe đã quá thời hạn chuyển nhượng (quy định sau 30 ngày mua bán chuyển nhượng phải sang tên phương tiện), nếu quá 30 ngày không đăng ký sẽ bị phạt theo lỗi không sang tên đổi chủ.

    Hai là khi xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông (TNGT), cần phải có chính chủ xe đến giải quyết. Nếu xe không chính chủ sẽ bị xử phạt. Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã nêu rõ, việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

    Lưu ý khi để con đi xe bố mẹ

    - Con phải có sự đồng ý của bố: Việc con mượn xe của bố sử dụng phải có sự đồng ý của bố. Bố có quyền từ chối cho con mượn xe nếu không muốn.

    - Con phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự: Con phải đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam để được phép điều khiển xe cơ giới.

    - Con phải chấp hành luật giao thông đường bộ: Con phải chấp hành đầy đủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. Nếu con vi phạm luật giao thông đường bộ, con sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. 

     

     

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/con-muon-xe-cua-bo-thi-co-bi-xu-phat-ve-loi-chinh-chu-khong-a434645.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan