Hiểu sơ về cà chua
Theo VTC News, cà chua có tên khoa học Solanum lycopersicum, nguồn gốc từ Nam Mỹ. Mặc dù về mặt thực vật học, cà chua là loại trái cây nhưng nó lại thường được chế biến và sử dụng như một loại rau.
Cà chua là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Hầu hết các chất xơ (87%) trong cà chua là dạng không hòa tan, ở dạng hemicellulose, cellulose và lignin.
Cà chua cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, gồm:
- Vitamin C: Vitamin này là chất dinh dưỡng thiết yếu và chất chống oxy hóa. Một quả cà chua cỡ trung bình có thể cung cấp khoảng 28% lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo (RDI) của vitamin C.
- Kali: Là khoáng chất thiết yếu, có lợi cho việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.
- Vitamin K1: Còn được gọi là phylloquinone, rất quan trọng đối với quá trình đông máu và sức khỏe của xương.
- Folate (vitamin B9): Rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của mô và chức năng tế bào, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
- Vitamin A: Tốt sức sức khỏe đôi mắt.
- Một số khoáng chất khác: canxi, sắt, magie, phốt pho, kẽm...
Các hợp chất thực vật khác:
- Lycopene: Chất chống oxy hóa, cũng là chất đem lại màu đỏ cho quả cà chua.
- Beta caroten: Một chất chống oxy hóa, được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể bạn, làm cho cà chua có màu vàng hoặc cam.
- Naringenin: Một flavonoid được tìm thấy trong vỏ cà chua, được chứng minh là có tác dụng giảm viêm và bảo vệ chống lại các bệnh khác nhau.
- Axit chlorogenic: Một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể làm giảm huyết áp ở những người huyết áp cao.
Vì sao nói cà chua xanh đứng đầu trong danh sách hại gan
Thông tin trên Phụ nữ mới, cà chua chín có giá trị dinh dưỡng rất cao nhưng cà chua còn xanh, chưa chín hoàn toàn lại rất hại sức khỏe, nhất là với gan. Bởi chúng chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid", đặc biệt là chất độc chất solanine. Chất này ảnh hưởng rất xấu tới gan và dạ dày của con người bởi sau khi vào cơ thể, dạ dày phải tiêu hóa chúng còn gan là cơ quan phân hủy chất độc, trao đổi chất. Lâu ngày dẫn tới suy giảm chức năng gan, bệnh gan, bao gồm cả ung thư gan.
Ăn cà chua xanh cũng gây ngộ độc. Nếu ăn với lượng nhỏ có thể gây khó chịu, còn lặp lại thường xuyên hoặc ăn lượng lớn cùng lúc có thể gây ngộ độc nguy hiểm. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Các chất độc hại trong cà chua sẽ giảm dần và sẽ biến mất khi cà chua chín đỏ. Vì vậy, dù ăn sống hay nấu nướng, cũng chỉ dùng những quả cà chua đã chín kỹ nhé!