Tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư
Là thực phẩm có tính kiềm, khoai sọ có thể trung hòa axit trong cơ thể, cân bằng axit - kiềm, nhờ đó ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, khối u.
Hàm lượng cao vitamin A, vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa phenolic khác được tìm thấy trong khoai sọ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời giúp loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm khỏi hệ thống cơ thể.
Đáng chú ý, khoai sọ chứa cryptoxanthin có liên quan trực tiếp đến việc giảm nguy cơ phát triển cả ung thư phổi và ung thư miệng.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Một cốc khoai sợ chứa 0,1g chất béo và cholesterol nên ăn loại khoai này sẽ giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Bạn có thể ăn nhiều khoai sọ mà không lo tăng cân hay gặp các vấn đề sức khỏe khác liên quan tới thức ăn béo như bệnh tim, bệnh thận.
Đặc biệt, loại củ này cũng cung cấp 19% lượng vitamin E cần thiết hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ đau tim.
Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Hai loại carbohydrate là chất xơ và tinh bột kháng trong khoai sọ có lợi cho việc quản lý lượng đường trong máu.
Khoai sọ cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ các loại carbohydrates khác, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.
Việc thêm khoai sọ vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết và giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Cải thiện hệ tiêu hóa, bồi bổ người suy nhược
Khoai sọ giàu các chất dinh dưỡng như chất xơ, sắt, canxi, phốt pho, vitamin B1, B2 với tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống táo bón. Chất xơ trong khoai sọ là loại rất dễ tiêu hóa, giúp tăng cảm giác thèm ăn.
Người cơ thể suy nhược, thiếu năng lượng, ăn khoai sọ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt, đối với người trung niên và người cao tuổi, sức đề kháng yếu hơn, thể trạng không ổn định, ăn khoai sọ thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe.
Ngăn ngừa mất xương
Khoai sọ cung cấp 0,179 mg đồng, chiếm 19,89% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Hàm lượng đồng trong loại khoai này có vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình mất xương và loãng xương ở phụ nữ lớn tuổi khi được kết hợp với các khoáng chất quan trọng khác như kẽm, canxi và mangan.
Bên cạnh đó, đồng có đặc tính tăng cường xương và chất tạo collagen, giúp xương và các mô liên kết chắc khỏe.
Tăng cường thị giác
Khoai sọ chứa các chất chống oxy hóa nhau, gồm beta-carotene và cryptoxanthin, giúp cải thiện thị lực bằng cách ngăn chặn các gốc tự do tấn công các tế bào mắt và gây thoái hóa điểm vàng hoặc đục thủy tinh thể.
XEM THÊM: Đổi thực đơn cho gia đình bằng món thịt băm xào lá quế kiểu Thái siêu ngon và lạ miệng
Bảo vệ răng
Nguyên tố Flour trong khoai sọ giúp bảo vệ và tái tạo men răng, ngăn ngừa sâu răng gây hại cho sức khỏe răng miệng. Do đó, thường xuyên ăn khoai sọ có thể bảo vệ răng, giúp bạn có hàm răng chắc khỏe.
Khoai sọ còn có một số tác dụng khác như giảm béo, chống lão hóa da, tăng lưu thông máu. Bạn có thể chế biến nhiều món thơm ngon và bổ dưỡng từ khoai sọ như cháo khoai sọ thịt băm, canh khoai sọ hầm xương.
Lưu ý, khoai sọ chứa caxi oxalate nên khi chế biến, cần ngâm kỹ và nấu chín để giảm đi lượng oxalate nhằm ngăn ngừa sỏi thận và bệnh gout.
Đinh Kim (T/h)