+Aa-
Zalo

Loài cỏ dại mọc ven đầy bờ ruộng không ngờ lại là món ăn ngon, tốt cho sức khỏe

  • DSPL

(ĐS&PL) - Người dân ngày trước hay ở các vùng quê thường nấu rau trai trong các bữa ăn hàng ngày. Thân và lá non của loại rau này có thể chế biến thành các món ngon.

Người dân ngày trước hay ở các vùng quê thường nấu rau trai trong các bữa ăn hàng ngày. Thân và lá non của loại rau này có thể chế biến thành các món ngon như luộc, xào hay nấu canh.

Loài cỏ thài lài mọc ven đầy bờ ruộng, lên tua tủa sau mưa không chỉ là món ăn ngon lại còn cực tốt cho sức khỏe.

Mới đây, trên một diễn đàn về ẩm thực, thành viên M.P đã đăng tải một hình ảnh kèm lời chia sẻ: "25 năm cuộc đời mà bây giờ em mới biết cây này có thể xào ăn được mọi người ạ".

Ngay lập tức, dòng chia sẻ của M.P đã gây thích thú cho các thành viên diễn đàn. Nhiều người đã nhận ra hình ảnh trên chính là loài cỏ quen thuộc.

Cây rau trai hay còn gọi là rau trai thường, cỏ lài trắng,... là loại cây thảo mọc bò, có rễ ở các mấu, gần như không có lông, thân mềm. Lá thon hay xoan thon, chóp nhọn, bẹ có rìa lông. Mo rộng ở gốc ít khi có lông, trong mỗi mo có 3-5 hoa xếp thành xim có cuống. Hoa nhỏ, màu xanh lơ. Quả nang, chứa hạt đen. Mùa ra hoa tháng 5-9, quả tháng 6-11. Cây mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn bãi hoang.

Đa phần các thành viên của diễn đàn đều ngạc nhiên là loại cỏ này lại ăn được. Nhiều người thừa nhận dù loài cỏ này rất quen, mọc đầy ruộng, vườn và thường được nhổ bỏ mỗi khi làm vườn vì sợ hút hết chất dinh dưỡng của các loài cây trồng khác nhưng để ăn được thì đây là lần đầu tiên biết. Nhưng một số ít thành viên đã nhận ra đây chính là loài rau gắn liền với tuổi thơ của họ.

Người dân ngày trước hay ở các vùng quê thường nấu rau trai trong các bữa ăn hàng ngày. Thân và lá non của loại rau này có thể chế biến thành các món ngon như luộc, xào hay nấu canh. Ở các tỉnh Nam bộ, bà con thường hái rau trai về luộc để chấm với nước thịt, cá kho.

Ngoài ra, theo Đông y, rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng; thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Rau tươi hay khô đều trị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu...

Việt Hương (T/h)

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loai-co-dai-moc-ven-day-bo-ruong-khong-ngo-lai-la-mon-an-ngon-tot-cho-suc-khoe-a331630.html
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
Lá khế có tác dụng gì?

Lá khế có tác dụng gì?

Sức khoẻ - Làm đẹp14:15 31/03/2025

Không chỉ quả khế, các bộ phận khác của cây khế như lá, thân, rễ và hoa cũng có thể được sử dụng để chữa bệnh.

Nổi bật trong ngày
Lá khế có tác dụng gì?

Lá khế có tác dụng gì?

Sức khoẻ - Làm đẹp14:15 31/03/2025

Không chỉ quả khế, các bộ phận khác của cây khế như lá, thân, rễ và hoa cũng có thể được sử dụng để chữa bệnh.

Những điều thú vị để khám phá kinh thành Huế

Những điều thú vị để khám phá kinh thành Huế

Ăn - Chơi13:40 31/03/2025

Kinh thành Huế, biểu tượng của một thời vàng son đã qua, không chỉ là một quần thể di tích lịch sử mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, nghệ thuật độc đáo.