+Aa-
    Zalo

    Lập trường của Nga về Ukraine và Syria

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin tuyên bố hành động ở Ukraine không hề mâu thuẫn với lập trường của Nga về Syria.

    (ĐSPL) - Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin tuyên bố hành động ở Ukraine không hề mâu thuẫn với lập trường của Nga về Syria.
    Trả lời câu hỏi tại sao Moscow kiên quyết phản đối việc quân đội nước ngoài vào Syria, nhưng lại không loại trừ khả năng đưa quân Nga vào Ukraine, đặc phái viên Churkin nói trong cả hai trường hợp, Moscow đều cố gắng không để xảy ra đổ máu thêm nữa.
    Lập trường của Nga về Ukraine và Syria

    Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin

    Theo một nhà phân tích Nga, Syria và Ukraine - cũng như trước đây là Nam Tư, Iraq, Grudia hay Libya - đã trở thành nạn nhân của chính sách toàn cầu của Mỹ  nhằm lật đổ những chế độ không mong muốn. Thông thường nó được thực hiện bằng cái gọi là “những cuộc cách mạng sắc màu”. Kịch bản của chúng gần như giống nhau: sự bất mãn có thực của một số bộ phận người dân đối với tình hình trong nước được bàn tay của những kẻ cực đoan sử dụng để gây mất ổn định và cướp chính quyền có vũ trang. Phương Tây tuyên bố đó là thắng lợi của nền dân chủ, mặc dù kết quả là sau “các cuộc cách mạng sắc màu”, lên nắm chính quyền hoàn toàn không phải là những nhà dân chủ mà là những kẻ độc tài thân Mỹ và ít quan tâm nhất đến lợi ích của người dân. Nhưng nếu như không thể lật đổ được lãnh đạo đất nước bằng chính người dân của họ và những kẻ khủng bố quốc tế được tung vào, Mỹ  (với sự hỗ trợ của NATO và không cần được sự đồng ý của Liên Hợp Quốc) sẽ tiến hành một cuộc xâm lược. Điều này đã được thực hiện thành công ở Iraq và đáng ra cũng đã có thể xảy ra ở Syria, nơi bùng nổ nội chiến do bàn tay của những kẻ khủng bố quốc tế với sự tài trợ đắc lực của Mỹ và một số chế độ ở Trung Đông.
    Cuối năm 2013, ở Ukraina lại bắt đầu một “cuộc cách mạng màu” kế tiếp. Nguyên do cuộc cách mạng là lời từ chối ký kết thỏa thuận liên kết với EU của Tổng thống Ukraine được bầu hợp pháp Viktor Yanukovich.  Tổng thống Yanukovich đến phút chót đã nhận thức được rằng việc liên kết với EU trên những điều kiện nô dịch sẽ dẫn đến sự phá sản các doanh nghiệp nông nghiệp và công nghiệp Ukraine, biến Ukraine thành một thị trường tiêu thụ những sản phẩm giá rẻ của Châu Âu, còn người dân Ukraine thì trở thành những lao động nhập cư rẻ mạt ở các nước EU. Điều tương tự đã xảy ra tại nhiều khu vực Đông Âu.
    Tuy nhiên, nhiều người Ukraine đã đổ ra quảng trường trung tâm Kiev để phản đối Tổng thống Yanukovich. Các nước phương Tây đã lợi dụng ngay việc này. Các chiến binh của các tổ chức dân tộc cực đoan Ukraine - vốn luôn cho rằng những kẻ dân tộc cực đoan từng cộng tác với Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai là những anh hùng dân tộc thực sự của Ukraine - đã được gửi đến tiếp viện cho những người biểu tình hòa bình trên Quảng trường Độc lập. Tại Kiev, những phiến binh này ném chai chứa chất cháy vào lực lượng cảnh sát không vũ trang, tra tấn và bắn các nhân viên đặc nhiệm Berkut, khủng bố những người ủng hộ chính quyền đương thời. Những tay súng bắn vào lưng người biểu tình để cáo buộc chính quyền Ukraine tội giết người. Và tất cả những điều đó đã được phương tiện truyền thông và các chính trị gia phương Tây miêu tả là “những cuộc biểu tình hòa bình”. Sau khi ông Yanukovich, vì lo sợ cho sinh mạng của mình, chạy trốn khỏi Kiev, phe đối lập đã thành lập một chính phủ mới, trong đó có cả những đại diện của những kẻ dân tộc chủ nghĩa. Họ không chỉ đòi thông qua một đạo luật phân biệt đối xử đối với tiếng Nga ở Ukraine và người nói tiếng Nga, mà còn hứa sẽ dùng bạo lực để thiết lập ảnh hưởng của “chính quyền” mới trên toàn lãnh thổ Ukraine.
    Các chiến binh cực đoan bài Nga và chính phủ Ukraine mới sẽ không ngần ngại sử dụng vũ lực quân sự để chống lại những cư dân không công nhận chính phủ mới ở Crimea và khu vực phía đông đất nước. Điều này sẽ đồng nghĩa với sự bắt đầu một cuộc nội chiến.
    Người dân Crimea - được sự hỗ trợ của các quân nhân ở căn cứ hải quân Nga tại Sevastopol đang hiện diện tại đây trên cơ sở hợp pháp cũng như các nhân viên của lực lượng đặc nhiệm Berkut -  đã tự tổ chức lực lượng tự vệ, phong tỏa các ngả đường đến Crimea.  Điều đó cho phép chặn đứng những nỗ lực vận chuyển vũ khí, đạn dược và chất nổ đến Crimea. Người dân Crimea quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về quy chế bán đảo trong thành phần của Ukraine và thành lập chính phủ riêng của mình. Những thành phố lân cận với bán đảo cũng đã bày tỏ mong muốn được sáp nhập vào nước cộng hòa tự trị Crimea. Tại các trung tâm công nghiệp lớn của phía Đông - Donetsk và Kharkov – đã diễn ra các cuộc biểu tình lớn chống lại “chính phủ” Kiev. Tại Odessa cũng đang diễn ra biểu tình chống lại “chính quyền mới” của Ukraine.
    Văn Linh (theo Tiếng nói nước Nga)  
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lap-truong-cua-nga-ve-ukraine-va-syria-a24305.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan