Một tuần nay chợ na Chi Lăng ngày nào cũng trong không khí tất bật, nhộn kịp. Bà con nông dân phấn khởi bởi vụ na năm nay được mùa, được giá, quả to đều, đẹp.
Từ năm 2015 đến nay, huyện Chi Lăng hỗ trợ người dân trồng na theo hướng an toàn. Cây na đã góp phần không nhỏ trong việc giúp cho rất nhiều gia đình ở địa phương xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, theo hướng bền vững.
Gia đình chị Vi Thị Dung, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn tham gia chương trình na Vietgap được hơn 2 năm. Kinh tế của gia đình đã khấm khá lên nhờ cây na.
Theo anh Phan Văn Sáu, phụ trách Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chi Lăng, đầu mùa nên người dân thường lựa những quả lớn để bán để có giá cao. Mỗi gia đình trồng 200 cây thu hàng chục đến hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Na trồng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap được chọn lọc và thu mua với giá cao. Na dai quả to từ 800 gram hay na bở trên 500 gram giá cũng tốt hơn hẳn.
Na trồng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap được chọn lọc và thu mua với giá cao. Na dai quả to từ 800 gram hay na bở trên 500 gram giá cũng tốt hơn hẳn. Ảnh: VnExpress |
Na được thu gom từ 6-9h sáng sau đó đóng thùng và chuyển đi tiêu thụ. Quả đẹp có kích thước lớn từ 350 gram giá khoảng 50.000-70.000 đồng/kg. Na nhỏ 10-15 quả một kg giá từ 10.000 đồng, na nhỡ 24.000 đồng. Ảnh: VOV |
Đến nay, huyện Chi Lăng đã có khoảng 150 ha diện tích Na đạt tiêu chuyển VietGap và GlobalGap với 3.500 hộ đăng ký tham gia. Với cách trồng, chăm sóc như hiện nay, trung bình 1 ha người dân trồng khoảng 460 gốc, sản lượng sẽ đạt từ 8 - 10 tấn. Giá thị trường đang dao động ở mức 30.000 – 50.000 đồng/kg. Với 1 ha Na, người dân thu nhập khoảng 240 – 250 triệu đồng/vụ.
Với đặc thù canh tác của địa phương là đất xen núi đá đã tạo ra giống na Chi Lăng trứ danh vỏ mỏng, ít hạt, thịt dày, vị ngọt đậm, mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Ảnh: Dân Việt |
Huyện Chi Lăng đã bố trí hơn một hecta đất cạnh chợ Đồng Bành để làm nơi tập kết giao thương cho na. Na tại đây hầu hết bán buôn để đóng thùng đi khắp các tỉnh trên cả nước và xuất đi Trung Quốc. Ảnh: VnExpress |
Để na có thêm thị trường tiêu thụ ổn định đầu ra, các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, đặc biệt là việc tổ chức lễ hội na vào tháng 8 hàng năm.
Ông Đinh Hữu Học, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Điểm mới năm nay là Ngày hội na Chi Lăng được diễn ra trong 2 ngày. Song song với đó, chúng tôi tổ chức vừa là trưng bày, vừa giới thiệu sản phẩm trong vòng khoảng 8 ngày. Huyện Chi Lăng, huyện Hữu Lũng, thống kê tất cả các hộ gia đình, các tổ hợp tác trồng Na theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó, kết nối và cung cấp thông tin cho các siêu thị, các chợ ở Hà Nội để chúng tôi xây dựng, cho truy xuất nguồn gốc đối với Na Chi Lăng.”
Kiều Trang(T/h)