+Aa-
    Zalo

    Kỳ tích về chàng trai bại não bẩm sinh thi đỗ đại học với điểm cao chót vót

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Dù bị bại não bẩm sinh nhưng chàng trai Lý Tân (Trung Quốc) đã vượt lên số phận để thi đỗ vào đại học.

    Dù bị bại não bẩm sinh nhưng chàng trai Lý Tân (Trung Quốc) đã vượt lên số phận để thi đỗ vào đại học. 

    Lý Tân, sinh năm 2000, ở Chiết Giang, Trung Quốc được bác sĩ chẩn đoán bị bại não bẩm sinh. Dù gia đình đã dốc sức chữa trị nhưng Lý Tân không thể đi đứng, tay bị khoèo. May mắn thay, nhận thức của Lý Tân không suy giảm và chỉ số IQ bình thường. Vì sức khỏe yếu nên Lý Tân không đi học mẫu giáo.

    Nghỉ làm công nhân một nhà máy điện trong thành phố, cha Lý Tân trở về nhà may vá thêm ở nhà kiếm chút tiền lẻ, tiện việc chăm vợ chăm con. Một ngày của ông kéo dài từ 5h và kết thúc lúc 23h. Ngay từ sáng sớm, ông đã làm việc không ngơi tay, từ nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa đến phục vụ vệ sinh cá nhân cho cả vợ và con. Tuy nhiên, người đàn ông này không bao giờ than vãn và tin tưởng rằng mọi việc rồi sẽ ổn.

    Năm Lý Tân 8 tuổi, thấy bạn bè cùng trang lứa được đi học, cậu đã tha thiết xin bố được đến trường và hứa rằng sẽ chăm chỉ nỗ lực. Cha Lý Tân thấy con vô cùng quyết tâm nên đã cố gắng xin cho con học tại một trường địa phương. Ban ngày, ông theo con vào lớp để chăm sóc sức khỏe, việc mà giáo viên không thể làm. Buổi tối, ông lại dạy con học viết, làm toán và tự làm vệ sinh cá nhân. Dần dần, Lý Tân cũng tự mình tự rửa mặt, đánh răng và ngồi trên ghế tự tắm.

    Lý Tân là một cậu học sinh chăm chỉ. Tay khoèo không thể viết nhanh như các bạn trong lớp nên cậu chắt lọc thông tin để viết được đầy đủ nội dung bài học trong thời gian ngắn. Thành quả mà cậu nhận lại trong 12 năm học là luôn đứng top 5 trong lớp. Lý Tân cũng được bố khuyến khích tham gia các hoạt động tập thể sau giờ học thay vì về nhà luôn. Cậu học sinh khuyết tật có rất nhiều người bạn tốt xung quanh, luôn giúp đỡ cậu nếu như bố có việc bận, không có mặt trên lớp.

    Lớp 12, Lý Tân bày tỏ nguyện vọng muốn lên thành phố học và trở thành một lập trình viên máy tính với bố. Cuối cùng, cậu đỗ khoa công nghệ Đại học Ôn Châu và thừa nhiều điểm vào kỳ thi đại học năm 2019. Luôn ủng hộ con trong mọi quyết định, tháng 9/2019, Cha Lý Tân theo con lên giảng đường đại học. Ông chia sẻ, "dù con trai ở đâu, tôi vẫn sẽ đồng hành cùng con, vì đó là điều duy nhất tôi có thể làm ở hiện tại".

    Trước đó, câu chuyện cảm động của chàng trai Ding Ding bị bại não thi đỗ Đại học Harvard cũng gây sốt mạng. 

    Ding Ding, sinh ra ở bệnh viện tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc năm 1988. Do biến chứng khi mang thai nên cậu bị ngạt từ trong tử cung dẫn tới bại não.

    Các bác sỹ đã cảnh báo cha mẹ của Ding Ding là chị Zou Hongyan cùng chồng về những gánh nặng hai người gặp phải nếu giữ lại Ding Ding, thậm chí, các bác sỹ đã khuyên 2 người từ bỏ đứa trẻ này.

    Cha của Ding Ding chung quan điểm với bác sỹ nhưng chị Zuo vẫn quyết định giữ lại đứa bé. Bất đồng quanh chuyện giữ hay bỏ con đã khiến hôn nhân của anh chị đổ vỡ. Từ đó chị Zuo một mình vất vả nuôi nấng Ding Ding.

    Chia sẻ trên Tân Hoa Xã, chị Zuo cho biết, cảm nhận được những lần con đạp mạnh trong bụng, chị quyết tâm giữ lại đứa bé.

    Là một bà mẹ đơn thân với đứa con bại não, chị Zuo khổ trăm bề. Để nuôi con, chị phải làm nhiều công việc một lúc. Chị làm giảng viên toàn thời gian tại một trường đại học ở thành phố Vũ Hán, ngoài ra chị nhận thêm nhiều công việc bán thời gian khác như đào tạo lễ tân và bán bảo hiểm.

    Mặc dù rất bận rộn nhưng người mẹ tận tâm luôn dành thời gian dạy dỗ Ding Ding và giúp Ding Ding theo kịp với các bạn cùng trang lứa.

    Ding Ding và mẹ. 

    Thời gian đầu, những khiếm khuyết của Ding Ding ngày càng biểu hiện rõ ràng. Hai tuổi cậu mới biết đứng, 3 tuổi mới biết đi, 6 tuổi mới biết nhảy. Khả năng tiếp thu và phát triển của cậu rất chậm.

    Do đó, chị Zuo phải tăng cường nỗ lực lên gấp bội, luôn kiên định rằng con trai sẽ vượt qua bệnh tật của mình tốt nhất có thể. Chị đưa Ding Ding đi phục hồi chức năng, chị học các liệu pháp massage vì con bị cứng cơ, một biến chứng của bại não.

    Rồi chị kiên nhẫn dạy con cách cầm đũa, điều quá khó với một đứa trẻ bại não, bởi chị không muốn con tủi thân vì gặp những câu hỏi khiếm nhã khi ăn cùng với những người khác. Chị từng bước dạy con cách cầm bút, cách viết và khuyến khích cậu học hành chăm chỉ.

    Cuối cùng những nỗ lực của hai mẹ con đã được đền đáp xứng đáng. Năm 2011, Ding Ding tốt nghiệp trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật Môi trường Đại học Bắc Kinh, sau đó cậu tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Luật Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh.

    Cậu đi làm 2 năm và đã được nhận vào khoa Luật của trường Đại học Harvard danh tiếng ở Massachusetts, Mỹ.

    Thanh Tùng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-tich-ve-chang-trai-bai-nao-bam-sinh-thi-do-dai-hoc-voi-diem-cao-chot-vot-a330598.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan