+Aa-
    Zalo

    Không chấp hành thổi nồng độ cồn bị xử phạt như thế nào ?

    (ĐS&PL) - Trên thực tế có nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện không chịu phối hợp với lực lượng CSGT chấp hành thổi nồng độ cồn.

    Dịp cuối năm, lực lượng công an đẩy mạnh kiểm tra, xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông trên toàn quốc. Bên cạnh số đông tài xế nghiêm túc chấp hành, vẫn còn một bộ phận chống đối, trong đó bao gồm hành vi không chấp hành việc thổi nồng độ cồn khi bị lực lượng chức năng kiểm tra. Trong những trường hợp đó sẽ xử phạt như sau:

    Điều khiển xe ô tô

    Khoản 10 và Điểm h, Khoản 11, Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định số 100) quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

    Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

    Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

    Như vậy, người điều khiển ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền 30 - 40 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.

    Trên thực tế có nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện không chịu phối hợp với lực lượng CSGT chấp hành thổi nồng độ cồn. Ảnh minh họa

    Trên thực tế có nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện không chịu phối hợp với lực lượng CSGT chấp hành thổi nồng độ cồn. Ảnh minh họa 

    Điều khiển xe máy

    Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 8 và Điểm g Khoản 10, Điều 6 Nghị định 100 quy định:

    Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

    Phạt tiền 6 - 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

    Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.

    Như vậy, người điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của CSGT sẽ bị phạt tiền 6 - 8 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.

    Điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dụng

    Điểm b Khoản 9 và Điểm e Khoản 10, Điều 7 Nghị định 100 quy định như sau:

    Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

    Phạt tiền 16 - 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

    Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 - 24 tháng.

    Như vậy, nếu người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền 16 - 18 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.

    Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

    Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

    a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

    b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

    c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7.

    Theo đó, khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT thì ngoài việc bị phạt tiền và tước bằng lái như đã trình bày ở trên, người điều khiển phương tiện còn có thể bị tạm giữ phương tiện đến 7 tháng.

    Trên thực tế nếu kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho sử dụng máy đo nồng độ cồn thì dù lái xe không vi phạm, CSGT vẫn có quyền gọi vào thổi nồng độ cồn. Và người điều khiển không chấp hành thì đương nhiên vẫn sẽ bị xử phạt dù không vi phạm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/khong-chap-hanh-thoi-nong-o-con-bi-xu-phat-nhu-the-nao-a478578.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan