Sự yên bình của miền quê ven biển bỗng bị xới tung, khi dư luận xôn xao chuyện đôi vợ chồng trẻ sinh ra đứa con có nước da quá đỗi lạ kỳ sau ngày ăn phải một con rắn lạ. Nhiều người đồn thổi rằng vợ chồng anh Sô Đa bị “rắn” trả thù.
Khi anh Sô Đa đi làm ruộng vô tình gặp một con rắn lạ màu đen chắn ngang đường. Sau khi vung gậy hạ gục con rắn, anh Sô Đa hồ hởi mang “chiến lợi phẩm” về làm thịt cho cả nhà ăn. Chuyện sẽ không có gì đáng nói, nếu người vợ mang bầu của anh sau này không sinh ra một bé trai với hình dáng kỳ lạ.
Cậu bé mang Vừa lọt lòng, cháu bé đã tím ngắt, da đen sạm. Sau 3 ngày, da cháu bé bị nứt như vảy rắn rồi chảy máu triền miên. Từ đây, thay vì hiểu lý giải sự việc theo hướng khoa học, đồng thời giúp gia đình tìm phương án điều trị căn bệnh lạ cho cháu bé, nhiều người lại quay sang đồn thổi: Vợ chồng anh Sô Đa bị “rắn” trả thù.
|
Vợ chồng anh chị Sô Đa và nổi khỗ khi đứa con vô tội đang phải gánh những đồn đại ác ý. |
Đứa bé có nhân dạng kỳ lạ
Làng ven biển Vĩnh Hải (huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) xưa nay nổi tiếng với nghề trồng hành. Nhờ loài cây dùng làm gia vị này, đời sống bà con được cải thiện, nhiều người có của ăn của để. Thế nhưng thời gian qua, sự yên bình của miền quê ven biển bỗng bị xới tung, khi dư luận xôn xao chuyện đôi vợ chồng trẻ sinh ra đứa con có nước da quá đỗi lạ kỳ sau ngày ăn phải một con rắn lạ.
Nhiều người hiếu kỳ đã lặn lội tìm đến tận nơi để xem thực hư. Thương xót trước căn bệnh lạ của cháu bé, nhiều người tỏ ra cảm thông, mách lối cho cặp vợ chồng tìm đường lên bệnh viện thành phố để tìm phương án chữa trị. Nhưng ngược lại, không ít người lại vội vàng tin vào những giả thuyết huyền bí, nhuốm màu liêu trai quanh nỗi bất hạnh kể trên.
Đôi vợ chồng chúng tôi nói dến là anh Kim Sô Đa (SN 1986) và chị Lâm Thị Quan ngụ tại ấp Trà Sết. Khi chúng tôi tìm đến, anh chị đang phải địu con nhỏ đi tưới nước cho hành ở ngoài đồng. Thấy người lạ hỏi thăm nhà anh chị, người dân trong vùng hiếu kỳ kéo đến xem.
Cũng như cha mẹ cháu bé, những người dân nơi đây không ai biết căn bệnh khiến hình dáng cháu bé trở nên kỳ dị như vậy được gọi tên là gì. Trò chuyện trong nhà tuềnh toàng, anh Sô Đa không giấu được sự chua xót: “Cháu tên là Kim Phúc Thịnh, mới 11 tháng tuổi nhưng do căn bệnh lạ hành hạ nên suốt ngày quấy khóc, đi đâu hai vợ chồng cũng phải mang cháu theo. Để cháu bớt đau, ngày nào chúng tôi củng phải cho cháu uống thuốc, xức thuốc làm mềm da. Chuyện này, vợ chồng chúng tôi phải làm từ khi cháu sinh ra đến nay”.
Anh Sô Đa cho biết, anh chị kết hôn được gần hai năm. Từ thời thanh niên, cả hai đều khoẻ mạnh bình thường. 9 tháng 10 ngày mang thai, chị Quan cũng không có biểu hiện gì lạ. Mãi đến tháng thứ 6, khi đã tiết kiệm được ít tiền, anh mới chở chị đi khám ở bệnh viện thị xã Vĩnh Châu. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán thai nhi phát triển tốt, hai vợ chồng vui mừng yên tâm về nhà chờ đến ngày sinh nở.
Trong quá trình mang thai, chị Quan chỉ đi làm hành, thứ mà lâu nay người dân vẫn nghi ngờ là thủ phạm gây ra nạn mù mắt một thời xôn xao ở làng Vĩnh Hải. Tuy nhiên, chị không dám chắc điều này có gây ta tác động làm ảnh hưởng đến hình dạng đứa con mình hay không. Đúng 9 tháng 10 ngày, chị Quan sinh nở, niềm vui chưa tày gang, hai vợ chồng hốt hoảng khi đứa bé có nhân dạng bất bình thường. Ngay khi lọt lòng toàn thân bé thâm đen và tím tái, không giống với da của những bé sơ sinh khác. Đến 3 ngày sau, da bắt đầu khô và xuất hiện những vết nứt dài trên bụng, cổ, mặt và toàn thân. Những vết nứt ấy hở da, máu cứ rỉ ra khiến bé đau đớn quấy khóc.
|
Cháu bé bị bệnh lạ vằn vện trên da. |
Khốn khổ tin đồn “cha mẹ sinh ra rắn”
Thấy chị Quan sinh con bất thường, nhiều người đến xem ai nấy đều tỏ ra sợ sệt, hiếu kỳ. Không biết từ đâu, câu chuyện vợ chồng anh chị Sô Đa ăn thịt rắn lạ, bị rắn “trả thù” nên mới sinh con dị tật bị đồi thổi khắp nơi. Ban đầu tin đồn chỉ lan truyền trong ấp, sau đó rộng ra xã Vĩnh Hải rồi lên đến huyện Vĩnh Châu.
Thậm chí, nhiều đoàn từ thiện khi về xã Vĩnh Hải hỗ trợ cho người mù đã lặn lội đến để tận mắt chứng kiến cậu bé “da rắn” kỳ lạ. Anh Sô Đa cho biết, thấy cháu bé khô da nứt từng mảng nhiều người đồn thổi cháu bé đang bị… hóa rắn. Nhất quyết không tin vào cách lý giải hoang đường đó, nhưng chị Quan, anh Sô Đa cũng chỉ biết rớt nước mắt nhìn đứa con khóc ngằn ngặt.
Nhẹ nhàng bế đứa con nhỏ, anh Sô Đa kể: “Lời đồn “thần rắn” này kia chắc chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên bắt nguồn từ một lần tôi bắt được con rắn lạ”. Không chút giấu giếm, người đàn ông bộc bạch, sự việc xảy ra lúc vợ anh đang mang thai. Trên đường đi làm ruộng về, anh Sô Đa phát hiện một con rắn màu đen, rất to không rõ thuộc loại gì.
Không nghĩ ngợi, người nông dân lao đến chộp đuôi rắn và đánh chết mang về nhà làm thịt cho vợ ăn. Sau lần đó, anh cũng chẳng nghĩ ngợi gì cho đến lúc vợ sinh đứa con bất thường. “Tôi thì không tin chuyện vì ăn thịt rắn nên phải sinh ra con như vậy.
Nếu là bị “rắn thần” trả thù như người ta nói thì sao những người khác cũng ăn mà không bị?”, anh Sô Đa đặt nghi vấn. Tuy nhiên, bất chấp sự thực mang tính khoa học được chính “người trong cuộc” lý giải sờ sờ ra đó, nhiều người hiếu kỳ, mê tín vẫn không ngớt đồn thổi về cái gọi là “rắn báo oán” hoang đường.
Lời đồn bắt nguồn từ quan niệm rắn là loài vật linh thiêng
Để giải mã lời đồn đại nói trên, trước khi tìm đến nhà anh Kim Sô Đa, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc gặp gỡ một số nhà nghiên cứu văn hóa. Theo đó, Vĩnh Hải là nơi cư ngụ của đồng bào Khơ me. Nơi đây, những ngôi chùa đều thờ tượng rắn Naga 9 đầu, họ xem đó là vị thần canh giữ chốn linh thiêng.
Phần lớn người dân Vĩnh Hải theo đạo Phật và coi thần rắn có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh. Nếu ai đó “xúc phạm” tới rắn họ tin rằng sẽ bị trừng phạt. Lời đồn thổi đôi vợ chồng nọ ăn thịt rắn lạ, sau đó sinh con bất bình thường mà dư luận đang râm ran có lẽ cũng nảy sinh từ quan niệm này.
Trở lại hiện trạng thân thể của cháu bé, theo anh Sô Đa, gia đình đã bế đi khám ở bệnh viện ở trung tâm TP. Sóc Trăng, bác sĩ chỉ cho thuốc uống và bôi ngoài da. Hàng loạt xét nghiệm cũng đã được các y bác sĩ tận tình tiến hành nhưng đến nay vẫn chưa thể làm rõ cháu bị bệnh gì. Thuốc uống và bôi ngoài da chỉ giúp làm dịu đi những cơn đau tạm thời của cháu bé mà thôi.
Theo vợ chồng anh Sô Đa, căn bệnh lạ này của cháu rất nhạy cảm với thời tiết, nếu trái gió trở trời hoặc se lạnh sẽ bị nứt ngay. Hiện tượng nứt bắt đầu tại vùng da mới, sau khi khô đi thì sẽ xuất hiện vết rạn, sau đó tróc thành từng mảng. Khi vết thương lành thì một đợt nứt khác lại tiếp tục. Và chỉ cần ngưng dùng thuốc thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh. Theo quan sát trực quan của chúng tôi, hiện tại cháu bé đều bị nứt toàn thân, trong đó những nơi da non như cổ, háng diễn biến nặng hơn.
Những đường nứt đan chéo như vảy rắn, màu trắng bệch. Chỉ cần cử động mạnh, cháu bé sẽ phải hứng chịu những tổn thương cơ thể hết sức đau đớn.Chính vì thể trạng của cháu bé như vậy nên vợ chồng anh Sô Đa luôn phải có chế độ chăm sóc đặc biệt, từ tắm rửa đến vệ sinh và ăn uống.
Điều lạ là cháu không ăn được các thức ăn khác mà tất cả chỉ phải nhờ vào sữa mẹ. Vì đau cháu luôn quấy khóc nên dù đi đâu, làm gì, anh chị cũng phải để mắt không rời một bước. Thương con, vợ chồng anh chị cũng có nguyện vọng muốn đưa con lên bệnh viện chuyên về da liễu ở TP. HCM để chẩn đoán. Nhưng đến nay, nguyện vọng đó vẫn chưa thực hiện được vì gia đình không có tiền. Hiện, mỗi tháng vợ chồng anh chị phải tốn từ 1 đến 1,5 triệu đồng tiền thuốc cho cháu trong khi gia cảnh rất khó khăn.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khon-kho-loi-don-cha-me-sinh-con-mang-hinh-hai-ran-a29900.html