+Aa-
    Zalo

    Khi nào sẽ bỏ được quản lý dân cư bằng hộ khẩu?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo Đề án Dữ liệu công dân, đến năm 2020, thông tin công dân sẽ được cập nhật, Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về dân cư được xây dựng xong thì mới có thể bỏ được quản lý dân cư

    Theo Đề án Dữ liệu công dân, đến năm 2020, thông tin công dân sẽ được cập nhật, Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về dân cư được xây dựng xong thì mới có thể bỏ được quản lý dân cư bằng hộ khẩu.

    Chính phủ vừa ra Nghị quyết 112 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an. Trong đó có nêu phương án đơn giản bãi bỏ một số thủ tục liên quan đăng ký thường trú.

    Cụ thể, với nhóm thủ tục đăng ký thường trú (tại cấp huyện, cấp xã), nhà chức trách sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “sổ hộ khẩu” và thay thế bằng quản lý thông qua mã số định danh cá nhân; bỏ "giấy chuyển hộ khẩu"; bỏ giấy tờ chứng minh về mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh với trẻ em đăng ký thường trú.

    Việc giải quyết thủ tục “sổ hộ khẩu” sẽ thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, theo quy định tại Luật Cư trú và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú.

    Chính phủ chấp thuận bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Ảnh minh họa

    Tuy nhiên, theo Đề án Dữ liệu công dân, đến năm 2020, thông tin công dân sẽ được cập nhật – tức là lúc đó Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về dân cư được xây dựng xong.

    Trước đó, Quyết định số 896/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020 cũng có đề cập tới vấn đề này.

    Cụ thể, đến hết năm 2015 hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong phạm vi cả nước.

    Từ năm 2016, thực hiện việc nhập thông tin cơ bản về công dân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp số định danh cá nhân.

    Đến hết năm 2020, thông tin cơ bản của tất cả công dân sẽ được nhập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và mỗi công dân đều có số định danh cá nhân; các cơ quan hành chính nhà nước tại các cấp chính quyền khai thác, sử dụng thông tin trực tuyến tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính cho công dân.

    Trên cơ sở này, phát triển ứng dụng thẻ công dân điện tử hoặc phương tiện điện tử khác để giảm giấy tờ công dân trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, quản lý cư trú, quản lý trật tự xã hội và các lĩnh vực có liên quan như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu và các giấy tờ khác có liên quan.

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khi-nao-se-bo-duoc-quan-ly-dan-cu-bang-ho-khau-a208091.html
    Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu

    Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu

    Chính phủ đồng ý với phương án bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu

    Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu

    Chính phủ đồng ý với phương án bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.

    Bỏ hộ khẩu như thế nào?

    Bỏ hộ khẩu như thế nào?

    Câu chuyện bỏ hộ khẩu đã được bàn đến nhiều năm nay từ chủ yếu là phía người dân, phía những người chịu tác động tiêu cực từ gông cùm hộ khẩu khá đặc thù ở Việt Nam