Theo hãng tin Reuters, các tàu sân bay được Mỹ triển khai đến phía Đông Địa Trung nhằm mục đích răn đe để đảm bảo xung đột Israel - Hamas không mở rộng nhưng cũng mang lại sức mạnh đáng kể cho khu vực vốn đã có nhiều tàu quân sự, máy bay và quân đội Mỹ.
Tàu sân bay Gerald R. Ford
Tàu sân bay Gerald R. Ford cùng với các tàu hỗ trợ đã đến phía Đông Địa Trung Hải vào đầu tuần trước. Gerald R. Ford được đưa vào hoạt động từ năm 2017, là tàu sân bay mới nhất của Mỹ cũng như thế giới cho đến thời điểm hiện tại với chức chưa lên tới hơn 5.000 thủy.
Đặc biệt, Gerald R. Ford sở hữu một lò phản ứng hạt nhân, có thể chở hơn 75 máy bay quân sự như các loại máy bay chiến đấu như máy bay phản lực lớn như F-18 Super Hornet và E-2 Hawkeye. Con tàu cũng có một kho tên lửa bao gồm cả Sea Sparrow Evolved - tên lửa đất đối không tầm trung thường được sử dụng để chống lại máy bay không người lái và máy bay.
Ngoài ra, con tàu này cũng được trang bị tên lửa khung máy bay lăn RIM-116 được sử dụng để nhắm mục tiêu vào tên lửa chống hạm, hệ thống vũ khí tầm nắn Mk-15 Phalanx dùng để bắn đạn xuyên giáp cùng các radar phức tạp có thể giúp kiểm soát không lưu và dẫn đường.
Các tàu hỗ trợ khác được Mỹ cử đến Địa Trung Hải bao gồm tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga Normandy, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh-Burke Thomas Hudner, Ramage, Carney và Roosevelt. Chúng sở hữu khả năng tác chiến đất đối không, đất đối đất và chống tàu ngầm tương đối hiệu quả.
Tàu sân bay Dwight Eisenhower
Tàu sân bay Dwight Eisenhower chạy bằng năng lượng hạt nhân, được đưa vào hoạt động từ năm 1977 và lần đầu tiên thực hiện các nhiệm vụ quân sự trong chiến sự Iraq - Kuwait.
Con tàu trên còn thường được gọi là "Ike", có sức chưa lên tới 5.000 thủy thủ và có thể chở tới 9 phi đội máy bay bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và những máy bay có khả năng thực hiện các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát.
Giống như Ford, tàu sân bay Dwight Eisenhower sẽ được hộ tống bởi các tàu khác như tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Philippine Sea, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Gravely và Mason.
Các tàu dẫn đường này thường sẽ tập trung vào việc bảo vệ bản thân và tàu sân bay. Chúng cũng có thể thực hiện các hoạt động tấn công nhưng được cho là không phù hợp nếu hoạt động như một hệ thống phòng thủ tên lửa cho Israel.
Như đã đưa tin trước đó, sáng 7/10, lực lượng Hamas bất ngờ bắn hơn 2.000 quả rocket về phía Israel, khoảng hơn 1.000 chiến binh của Hamas cũng phá hàng rào ở biên giới, đột kích và lãnh thổ do Israel kiểm soát và bắt giữ khoảng 150 con tin. Israel lập tức tuyên chiến và mở chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm đáp trả Hamas, chủ yếu bằng các đợt không kích.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 8/10 cho biết ông đã chỉ thị di chuyển biên đội tác chiến tàu sân bay Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ đến phía Đông Địa Trung Hải, gần Israel hơn.
Biên đội này bao gồm tàu sân bay, một tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường và 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường. Ngoài ra, ông Austin cho hay Mỹ cũng đã thực hiện các bước để tăng cường các phi đội máy bay chiến đấu F-35, F-15, F-16 và A-10 của Không quân trong khu vực.
Ngày 14/10, ông Lloyd Austin tiếp tục điều nhóm tác chiến tàu sân bay Dwight Eisenhower tới phía đông Địa Trung Hải, tham gia cùng nhóm tác chiến tàu sân bay Gerald R. Ford hiện đang ở vùng biển quốc tế ngoài khơi Israel.
Sự hiện diện của hai tàu sân bay ở phía Đông Địa Trung Hải và việc bổ sung thêm máy bay chiến đấu của không quân Mỹ tới khu vực thể hiện cam kết của Washington với Israel, nâng cao khả năng răn đe, ngăn chặn các hành động thù địch chống lại Israel. Đồng thời, động thái này cũng là lời cảnh báo Iran và lực lượng Hezbollah ở Li Băng không tham gia vào xung đột Israel - Hamas.
Phương Uyên(Theo Reuters)