+Aa-
    Zalo

    Hy hữu PGS. TSKH kiện đòi bồi thường danh dự 1.000 đồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cho rằng cống hiến của mình gần 40 năm bị phủ nhận, PGS. TSKH Phan Dũng đã khởi kiện Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM với yêu cầu xin lỗi công khai và bồi thường danh dự 1.000đ.

    (ĐSPL) - Cho rằng công lao và cống hiến của mình gần 40 năm bị phủ nhận, PGS. TSKH Phan Dũng đã làm đơn khởi kiện Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM với yêu cầu xin lỗi công khai và bồi thường danh dự 1.000 đồng.

    Bồi thường danh dự 1.000 đồng

    TAND quận 5, TP HCM, vừa thụ lý vụ án hy hữu khi một vị PGS.TSKH kiện Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (thuộc ĐH Quốc gia TP HCM), yêu cầu phải cải chính các thông tin sai sự thật, xin lỗi công khai bằng văn bản và bồi thường danh dự 1.000 đồng.
    Trong đơn khởi kiện, PGS.TS Phan Dũng cho biết đã có gần 40 năm làm việc và cống hiến cho ĐH Khoa học tự nhiên. Đến tuổi về hưu, ông mong muốn được tiếp tục ở lại trường theo Nghị định 141 (giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ được kéo dài thời gian làm việc từ khi đủ tuổi nghỉ hưu tại các trường ĐH). Tuy nhiên, không những không được giữ lại, ông Dũng còn nhận quyết định nghỉ hưu từ phía nhà trường với một văn bản có 25 chữ "không".
    Trong văn bản đánh giá về PGS.TS Phan Dũng của phòng tổ chức hành chính ĐH Khoa học tự nhiên gửi Ban giám hiệu nêu: ông Dũng là một PGS.TSKH nhưng không hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học; không có bài báo hay công trình khoa học nào. Ngoài ra với cương vị là giám đốc trung tâm Sáng tạo khoa học - kỹ thuật của trường, ông đã để trung tâm hoạt động không hiệu quả. "PGS.TSKH Phan Dũng đã không nhận ra những ưu ái mà nhà trường đã và đang dành cho ông", văn bản có đoạn.
    Từ những lý do này, Phòng tổ chức hành chính của trường cho rằng không cần thiết giữ ông Dũng lại khi đến tuổi nghỉ hưu.
    Ngay khi nhận được văn bản này, ông Phan Dũng đã có đơn khiếu nại gửi lên trường nhưng bị phía trường bác bỏ. Ông gửi khiếu nại lần hai lên ĐH Quốc gia TP HCM, tuy nhiên trong thời gian khiếu nại của ông chưa được giải quyết thì Ban giám hiệu ĐH Khoa học tự nhiên đã ra quyết định nghỉ hưu và không kéo dài thời gian làm việc cho ông Dũng với lý do "không đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy".

    PGS. TSKH Phan Dũng. (Ảnh: VnExpress).

    PGS.TS Phan Dũng cho biết, ông về công tác tại khoa Vật lý của trường từ năm 1976. Đến năm 1991 khi ĐH Khoa học tự nhiên lập Trung tâm sáng tạo khoa học - Kỹ thuật (gọi tắt là TSK) thì ông được Ban giám hiệu bổ nhiệm làm giám đốc trung tâm này từ đó đến nay và ông không còn giảng dạy cho khoa Vật lý.
    Tuy nhiên, phòng tổ chức hành chính lại không tách sổ lương và các giấy tờ liên quan, đến khi về hưu, trường không căn cứ vào những đóng góp của ông trên cương vị giám đốc TSK, mà lại đánh giá như một giảng viên của khoa Vật lý.
    Ông Dũng thông tin thêm, ông hiện là tiến sĩ khoa học duy nhất của trường, cũng là người đầu tiên đưa môn khoa học Phương pháp luận sáng tạo vào giảng dạy, phát triển ở Việt Nam. Đây là phương pháp khoa học nổi tiếng thế giới và ông được xem là một chuyên gia, nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới về Phương pháp luận sáng tạo.
    Trong 23 năm làm giám đốc trung tâm TSK ông đã giảng dạy cho hơn 20.000 người, được nhiều tổ chức, hội thảo quốc tế mời giảng dạy, báo cáo. Còn tại Việt Nam, Phương pháp luận sáng tạo đã được Bộ Giáo dục công nhận và khuyến khích mở rộng thành một môn học mới. Đã có hơn 100 bài báo viết về trung tâm TSK này.

    Nhà trường nói gì?

    Ngày 17/10, giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai đối với ông Dũng, cho rằng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên chưa đưa ra tiêu chí cụ thể, rõ ràng để xác định nhu cầu kéo dài thời gian công tác của ông Dũng.
    Trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, Ths Nguyễn Thị Huyền (Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế - Sở hữu trí tuệ của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, được hiệu trưởng ủy quyền làm việc) cho biết nhà trường có ba ý kiến chính trước việc ông Dũng khởi kiện.
    Thứ nhất, việc ra quyết định cho ông Dũng nghỉ hưu là tuân thủ đúng trình tự, thủ tục luật định. Chiếu theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 141/2013 Chính phủ (hướng dẫn chi tiết Luật Giáo dục ĐH) thì trường không có nhu cầu kéo dài thời gian công tác đối với ông Dũng.
    Quy định này cũng nói rõ việc kéo dài thời gian công tác đối với người như ông Dũng là để phục vụ việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học chứ không phải để làm quản lý.
    Cạnh đó, việc trường ra quyết định cho ông Dũng nghỉ hưu trước khi có trả lời khiếu nại của ĐH Quốc gia cũng không sai vì trường phải áp theo quy định về quản lý công chức, viên chức…
    Ngoài ra, theo trường, nhận định của ĐH Quốc gia cũng mang tính mơ hồ khi chỉ nói chung chung, mang tính “dĩ hòa vĩ quý” chứ không vạch ra được cách giải quyết của trường chưa thỏa đáng, chưa chính xác ở chỗ nào...
    Thứ hai, trường không có những lời nói hay văn bản nào xúc phạm ông Dũng. Biên bản họp của ban giám hiệu và phòng Tổ chức - Hành chính mà ông Dũng đề cập trong đơn kiện sử dụng các từ “không” là chính xác vì nó được khái quát từ các báo cáo có số liệu, có ý kiến cụ thể của các bộ phận chuyên môn. Ngoài ra, trường không đăng tải hay phổ biến những lời nói, bài viết nào có tính xúc phạm, bôi xấu ông Dũng…
    Thứ ba, về việc ghi nhận công lao, đóng góp, trường vẫn trân trọng ngành khoa học mà ông Dũng bỏ tâm huyết.
    Tuy nhiên, việc trường không tiếp tục đầu tư vào TSK phản ánh đúng sự thật và tình hình kinh tế chứ không phải coi nhẹ hay phủ nhận công lao của ông Dũng.
    “Thậm chí nhà trường còn thể hiện sự tôn trọng và chiếu cố với thầy Dũng. Dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng ba năm qua trường vẫn giữ lương đầy đủ dù thực tế hoạt động của Trung tâm TSK không hiệu quả, thua lỗ nhiều năm trong khi trường phải trả lương và bố trí nhân sự” - bà Huyền nói.
    Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin khi TAND quận 5 xét xử.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hy-huu-pgs-tskh-kien-doi-boi-thuong-danh-du-1000-dong-a75929.html
    PGS.TS. Lê Quý Đức: Không nên hành chính hoá bằng văn bản

    PGS.TS. Lê Quý Đức: Không nên hành chính hoá bằng văn bản

    (ĐSPL) - Công văn điều động hơn 60 cán bộ, nhân viên đến phục vụ lễ tang ở Đà Nẵng đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận. Đáng chú ý, thời gian qua đã có không ít cơ quan, đoàn thể đã hành chính hoá mệnh lệnh bằng những văn bản như vậy.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    PGS.TS. Lê Quý Đức: Không nên hành chính hoá bằng văn bản

    PGS.TS. Lê Quý Đức: Không nên hành chính hoá bằng văn bản

    (ĐSPL) - Công văn điều động hơn 60 cán bộ, nhân viên đến phục vụ lễ tang ở Đà Nẵng đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận. Đáng chú ý, thời gian qua đã có không ít cơ quan, đoàn thể đã hành chính hoá mệnh lệnh bằng những văn bản như vậy.