+Aa-
    Zalo

    Huyền Như lãnh án chung thân, bị điều tra bổ sung về tội tham ô

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP.HCM sẽ đưa ra phán quyết cấp phúc thẩm đối với vụ án “siêu lừa” Huyền Như và đồng phạm trong sáng nay 7/1.

    (ĐSPL) - Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP.HCM đưa ra phán quyết cấp phúc thẩm đối với vụ án “siêu lừa” Huyền Như và đồng phạm trong sáng nay 7/1.

    Vào 8h25 ngày 7/1, HĐXX Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM chính thức tuyên án bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm trong Vụ án lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng. 

    Mức án cụ thể như sau: 

    Về nhóm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”:

    Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh): Chung thân, 6 năm tù về tội “Làm giả con dấu”.

    Buộc bị cáo Huyền Như bồi thường cho Công ty Zen Plaza 45 tỷ đồng, Ngân hàng Navibank 200 tỷ đồng, Ngân hàng VIB chi nhánh TP.HCM 135 tỷ đồng, Ngân hàng ACB gần 669 tỷ đồng. Bồi thường cho các cá nhân Giả Thị Mai Hiên 274,6 tỷ đồng, ông Phạm Anh Huấn hơn 3,9 tỷ đồng, bà Lê Thị Kim Tuyến 7 tỷ đồng.

    HĐXX tuyên chấp nhận kiến nghị của VKS đối với 1.085 tỷ đồng Huyền Như chiếm đoạt của 5 công ty là có dấu hiệu của hành vi tham ô tài sản. Thế nên, HĐXX tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm có liên quan đến số tiền này để điều tra lại Huyền Như theo tội "Tham ô tài sản".

    Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè): 20 năm tù.

    Huỳnh Mỹ Hạnh (nhân viên Công ty Hoàng Khải do Như thành lập): 14 năm tù.

    Nguyễn Thị Lành (nguyên Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư Phương Đông do Huỳnh Thị Huyền Như thành lập): 7 năm tù, 2 năm tù về tội “Cho vay nặng lãi”. Tổng cộng là 9 năm tù.

    Trần Thị Tố Quyên (nhân viên Công ty Hoàng Khải do Như thành lập): 14 năm tù.

    Đào Thị Tuyết Dung: 13 năm tù, 2 năm tù về tội “Cho vay nặng lãi”. Tổng cộng hình phạt là 15 năm.

    Về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”:

    Phạm Anh Tuấn (nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần vận tải Dầu khí Thái Bình Dương): 11 năm.

    Về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”:

    Lương Thị Việt Yên (nguyên Trưởng Phòng giao dịch Võ Văn Tần thuộc Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè): 6 năm.

    Về nhóm tội “Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”:

    Trần Thanh Thanh (nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank chi nhánh TP Hồ Chí Minh): 9 năm tù.

    Phạm Thị Tuyết Anh (nguyên Giao dịch viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank chi nhánh TP HCM): 15 năm tù.

    Tống Nguyên Dũng (nguyên Giao dịch viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank chi nhánh TP HCM): 5 năm tù.

    Bùi Ngọc Quyên (nguyên Phó phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank chi nhánh TP HCM): 13 năm tù.

    Hoàng Hương Giang (nguyên Giao dịch viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank chi nhánh TP HCM): 8 năm tù.

    Đoàn Lê Du (nguyên Trưởng phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc VietinBank chi nhánh TP HCM): 17 năm tù.

    Vũ Nguyễn Xuân Tiên (nguyên Phó phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc VietinBank chi nhánh TP HCM) : 9 năm tù.

    Huỳnh Trung Chí (nguyên Nhân viên phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc VietinBank chi nhánh TP HCM): 7 năm tù.

    Nguyễn Thị Phúc Ngân (nguyên Giao dịch viên phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc VietinBank chi nhánh TP HCM): 10 năm tù.

    Huỳnh Hữu Danh (Nhân viên Ngân hàng TMCP Quốc Tế Chi nhánh TP Hồ Chí Minh): 14 năm tù.

    Hồ Hải Sỹ (nguyên Phó Phòng giao dịch Võ Văn Tần thuộc Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè): 5 năm tù.

    Lê Thị Ngọc Lợi (nguyên Giao dịch viên phòng giao dịch Võ Văn Tần thuộc Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè): 3 năm tù, cho hưởng án treo.

    Về nhóm tội “Cho vay nặng lãi”:

    Nguyễn Thiên Lý: Y án sơ thẩm: 2 năm tù, tổng hợp hình phạt bản án trước đó là 6 năm tù.

    Hùng Mỹ Phương: Y án sơ thẩm: 2 năm 2 tháng 10 ngày tù.

    Phạm Văn Chí: Y án sơ thẩm: 1 năm tù.

    HĐXX tiếp tục đề nghị khởi tố một số cá nhân liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Như. 10 cá nhân cho vay nặng lãi chưa được phiên sơ thẩm xem xét cũng bị HĐXX phúc thẩm đề nghị điều tra.

    Bên cạnh đó HĐXX cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước bỏ quy định huy động vượt trần lãi suất và quy định ủy thác đầu tư vốn với các cá nhân tổ chức. HĐXX kiến nghị điều tra các cá nhân tại Navibank đã thực hiện chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền tại Vietinbank.

    Cũng thông tin về phiên tòa, Vnexpress cho biết, về kháng cáo của ngân hàng ACB, HĐXX nêu, tại phiên xử phúc thẩm, ACB và các nhân viên của ngân hàng này vẫn giữ nguyên đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm, xem xét lại tư cách tố tụng và yêu cầu Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường số tiền 718 tỷ đồng cho ACB.

    Tuy nhiên chủ tọa nêu: “Ngân hàng Vietinbank không có lỗi, không phải bồi thường cho ACB". 

    "Bảo Ngọc, ACB và các nhân viên đã bị Như lừa ngay từ khi mở tài khoản. Ngân hàng ACB không thực hiện các giao dịch với Vietinbank nên ACB không thể là bị đơn", tòa nêu.

    Theo đó, HĐXX cho rằng, đầu năm 2007, Như vay 200 tỷ đồng với lãi suất cao để kinh doanh. Do bị thua lỗ nên Như nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của các đơn vị. Biết ACB có nhu cầu gửi tiền để lấy lãi suất cao nên bị cáo đã chớp lấy cơ hội này. Như thỏa thuận với Ngọc - nhân viên ACB, mức lãi suất 14\% được ghi trên hợp đồng còn lãi suất ngoài hợp đồng sẽ trả cho Ngọc.

    Sau khi nhận tiền của các nhân viên ACB, Như giả chủ tài khoản, giả lệnh chi chuyển tiền. Sự thiếu trách nhiệm của ACB và người môi giới là bà Ánh đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho Như thực hiện hành vi phạm tội. Tất cả các thủ tục liên quan đến mở tài khoản tại Vietinbank đều do Như và Bảo Ngọc thực hiện. 

    Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như.

    Về kháng cáo của VIB cũng cho rằng Vietinbank phải có trách nhiệm, TAND Tối cao nhận định, án sơ thẩm đã xét xử đúng khi xác định Như mượn tên của người thân, bạn bè làm giả sổ tiết kiệm để vay hơn 300 tỷ đồng của VIB. Hành vi gian dối của Như và các đồng phạm bị sơ thẩm tuyên phải có trách nhiệm liên đới bồi thường cho VIB là đúng nên không chấp nhận kháng cáo.

    Đối với 5 đơn vị là Công ty Cổ phần chứng khoán Phương Đông, Công ty Hưng Yên, Công ty Cổ phần chứng khoán SaigonBank Berjara (SBBS), Công ty Bảo Hiểm Toàn Cầu và Công ty An Lộc; HĐXX cho rằng, việc mở tài khoản của 5 công ty này là hoàn toàn có thật, hợp pháp, đúng quy định của pháp luật. Số tiền của 5 đơn vị này chuyển hợp pháp vào tài khoản của mình và được Vietinbank hoạch toán cụ thể vào sổ sách. Như đã lợi dụng chức vụ giả lệnh chi chuyển tiền của 5 đơn vị này để chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng.

    Về quan điểm của VKS đề nghị hủy một phần tội lừa đảo để điều tra về tội tham ô tài sản đối với Huyền Như, HĐXX cho rằng, bị cáo Như được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng phòng giao dịch theo quyết định của Vietinbank vào năm 2010. Theo đó bị cáo được quyền ký vào các hồ sơ vay vốn, ký duyệt và kiểm soát hồ sơ vay vốn, có quyền thực hiện xác nhận số dư ...

    Với các chứng cứ đó và kết quả thẩm vấn công khai cho thấy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Huyền Như đã làm hoàn toàn trái quy trình. HĐXX có cơ sở khẳng định Như là người có chức vụ quyền hạn, bị cáo đã lợi dụng điều này để thực hiện hành vi phạm tội.

    Về việc Huyền Như kháng cáo phần dân sự, xin lại căn biết thự có giá 43 tỷ tại Quảng Nam, cũng là kháng cáo của mẹ bị cáo – bà Nguyễn Thị Lang – HĐXX cho rằng, tại cơ quan điều tra bà Lang khai căn nhà này do Như mua và cho bà đứng tên. Nguồn gốc số tiền mua căn biệt thự này do Như đi vay của ngân hàng và cá nhân khác nên không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của mẹ con Như. “Cần được tiếp tục kê biên để bảo đảm cho việc thi hành án”, tòa nêu.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/huyen-nhu-lanh-an-chung-than-bi-dieu-tra-bo-sung-ve-toi-tham-o-a78090.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Dương Chí Dũng, Huyền Như, chúng ta và

    Dương Chí Dũng, Huyền Như, chúng ta và "tiền bẩn"

    Dương Chí Dũng, Huỳnh Thị Huyền Như ... tham ô tiền của nhà nước, lừa đảo chiếm đoạt tài sản khiến chúng ta phải nhìn lại những đồng tiền mà ta đang có, có thể đó cũng là những đồng "tiền bẩn"

    Bầu Kiên bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa hơn 700 tỉ thế nào?

    Bầu Kiên bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa hơn 700 tỉ thế nào?

    (ĐSPL) - Theo bản cáo trạng ngày 15/12 của VKSNDTC, Nguyễn Đức Kiên bị truy tố về nhóm các hành vi sau đây: kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và trốn thuế. Tuy nhiên, xung quanh vụ “bầu” Kiên, vẫn còn rất nhiều “bí ẩn”.

    Vụ Huyền Như lừa đảo 4.000 tỷ: Cứ đi tù... là xong?

    Vụ Huyền Như lừa đảo 4.000 tỷ: Cứ đi tù... là xong?

    (ĐSPL) - "Riêng vụ Huyền Như lừa đảo đã tới 4.000 tỷ nhưng cử tri cũng rất buồn vì thu hồi tài sản trong các vụ án này tỷ lệ rất thấp, phải chăng cứ đi tù rồi xong?", ĐB Đỗ Văn Đương chất vấn Bộ trưởng Tư pháp.