+Aa-
    Zalo

    Hôn nhân "bác cháu" vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam hiện ra sao?

    (ĐS&PL) - Hiện cuộc sống của vợ chồng ông Học chẳng khấm khá là bao, các con chưa được ngày nào sống sung sướng, song với chị Bích như vậy là đủ.

    Chuyện tình đũa lệch của cặp đôi ở Hà Nam đã không còn xa lạ đối với dư luận. Nhưng nhiều người vẫn choáng ngợp trước cuộc hôn nhân chênh nhau đến 44 tuổi của ông Nguyễn Thanh Học (SN 1938) và chị Nguyễn Thị Bích (SN 1982). Vượt qua bao dị nghị, gièm pha đến nay vợ, chồng “bác cháu” có với nhau 3 mặt con (2 gái, 1 trai). 

    Vào thời điểm làm đám cưới vào năm 2012, ông Học đã 73 tuổi, còn chị Bích mới 27 tuổi.

    Theo Saostar, năm 2013, chị Bích mang song thai, một trai một gái, nhưng vì điều kiện khó khăn nên chị vẫn đi làm, khi thai được tròn 8 tháng chị bất ngờ đau bụng nên đẻ non, hai bé rất hay ốm vặt. Vợ chồng chị Bích thường phải vay mượn, ôm con ra bệnh viện để chạy chữa. 

    Đến năm 2016 chị Bích tiếp tục mang thai, lúc này nhiều người ác ý đã đồn đoán mấy đứa con chị Bích sinh ra không phải là con của ông Học.

    Vượt qua bao dị nghị, gièm pha đến nay vợ, chồng “bác cháu” có với nhau 3 mặt con (2 gái, 1 trai). Ảnh: Saostar.

    Vượt qua bao dị nghị, gièm pha đến nay vợ, chồng “bác cháu” có với nhau 3 mặt con (2 gái, 1 trai). Ảnh: Saostar.

    Chia sẻ về vấn đề trên, ông Học cho biết, “Các con chào đời, người ta vẫn chưa thôi bàn tán ra vào, đồn thổi về cha của chúng. Họ nói tôi già yếu thì làm sao có con được. Chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm ghê ghớm nhưng miệng lưỡi thiên hạ mà, biết làm gì ngoài im lặng đâu. Giờ cả 3 đứa con đã lớn, đều giống tôi hồi trẻ như lột”.

    Chị Bích từng tâm sự, khi quyết định về chung một nhà với ông Học, chị Bích vấp phải sự phản đối kịch liệt từ gia đình, bạn bè và sự dị nghị của hàng xóm. Nhiều người còn bảo chị là: “Lấy người chênh tuổi như vậy, có sinh con đẻ cái được gì không?”. Thế nhưng, gạt qua tất cả điều đó, chị Bích tin vào lựa chọn của mình. 

    Hiện tại, gia đình ông Học và chị Bích sống trong căn nhà lụp xụp, ngổn ngang đồ đạc. Phía trong chẳng có thứ gì đáng giá ngoài tủ thờ tổ tiên, chiếc giường ọp ẹp... 

    Chia sẻ trên Phụ nữ và Pháp luật, chị Bích cho biết: “Tôi bận chẳng có thời gian nên lũ trẻ ngủ dậy cứ để vậy, đằng nào tối cũng phải ngủ mà. Còn ngoài sân cứ dọn đến đâu là chúng nó lại bày ra như vậy đó”.

    Chị Bích vừa dứt lời, ông Học nói: “Cô ấy bận thật đó. Ngày nào cũng quanh quanh lo cơm nước, giặt quần áo, đưa 3 đứa đi học rồi về làm thuê cho người ta kiếm đồng ra đồng vào. Tôi năm nay 84 tuổi, đau ốm liên miên nên có làm được việc gì để đỡ đần đâu.

    Mỗi tháng tôi được nhận 2 triệu đồng tiền trợ cấp, đủ để lo một phần thuốc thang ốm đau và cái ăn cho lũ trẻ. Nhiều người nói tôi giàu, có tiền mua đất xây nhà ở song thực tế đâu phải vậy”.

    Hồi trẻ, ông Học thuộc diện đi khắp nơi, tham gia quân ngũ rồi vào Sài Gòn, Bạc Liêu, Cần Thơ… Năm 1996, ông quyết định về miền Bắc để lập nghiệp. Ông làm công việc trông coi, săn sóc đất đai, nhà cửa cho một người họ hàng ở Nam Định. Sau đó ông chuyển về Hà Nam kế thừa mảnh đất của tổ tiên để lại. 

    Chị Bích và con trai lớn cùng con gái út. Ảnh: Phụ nữ và Pháp luật.

    Chị Bích và con trai lớn cùng con gái út. Ảnh: Phụ nữ và Pháp luật.

    Duyên phận đến từ lúc nào, ông Học cũng không còn nhớ nữa. Tuy nhiên, khi kể về chuyện tình yêu với người vợ trẻ, ông Học không khỏi bồi hồi khi nhắc về chuyện lần đầu khi gặp người con gái trẻ ở cùng làng, hai người hợp tính đến nỗi "đuổi không về".

    "Hồi mới quen, nhiều người trong đó mẹ cô ấy cũng phản đối lắm, tôi hỏi có quyết tâm không thì cô ấy đồng ý. Nói chung là tôi thấy thương thì lấy, chứ có tình yêu hay không thì chả biết nói thế nào", ông Học kể.

    Nhắc đến chuyện vì sao năm đó đã lớn tuổi vẫn quyết định lấy vợ, ông Học thật thà: “Số phận đưa đẩy, ông trời bảo thì phải lấy thôi. Thú thật hồi ấy tôi cũng phân vân lắm vì bản thân ở cái tuổi “gần đất xa trời” rồi. Song tôi vẫn chẳng thể vượt qua nổi “duyên số trời định”".

    Trong khi đó, chị Bích quả quyết ngày đó rất muốn làm người chăm sóc cho “bác hàng xóm” cả đời. Bởi chị chứng kiến cảnh ông Học đơn chiếc, nhiều tuổi không ai ở bên luôn cảm thấy thật xót xa. “Giờ nghĩ lại, tôi thấy hồi đó mình hâm hâm ghê”, chị Bích cười đùa.

    Hiện cuộc sống của vợ chồng ông Học chẳng khấm khá là bao, các con chưa được ngày nào sống sung sướng. Ảnh: Saostar.

    Hiện cuộc sống của vợ chồng ông Học chẳng khấm khá là bao, các con chưa được ngày nào sống sung sướng. Ảnh: Saostar.

    Thời điểm cưới nhau, không ít người đồn đoán chị Bích chỉ sống được với ông Học vài năm là… chán. Song chị đã chứng minh cho họ thấy tình cảm chị dành cho chồng là chân thành bằng việc hơn chục năm ở bên, có 3 đứa con kháu khỉnh. 

    “Vợ tôi thương chồng con lắm. Cô ấy chỉ biết đến các con và tôi thôi. Xưa có nhiều gã gọi điện trêu ghẹo, tán tỉnh cô ấy, thậm chí còn xui bỏ tôi để đi theo họ có cuộc sống tốt. Vậy mà cô ấy đều khước từ, đanh thép đáp trả nên lần sau không có ai dám lại gần hay làm quen nữa”, ông Học nhớ lại. 

    Hiện cuộc sống của vợ chồng ông Học chẳng khấm khá là bao, các con chưa được ngày nào sống sung sướng. Song với chị Bích như vậy là đủ bởi đôi khi càng giàu càng phức tạp, thậm chí gia đình không êm ấm, con gái hư hỏng…

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/hon-nhan-bac-chau-vo-29-tuoi-va-chong-72-tuoi-o-ha-nam-hien-ra-sao-a470299.html
    Có nên quay bếp ra cửa chính?

    Có nên quay bếp ra cửa chính?

    Trong phong thủy, bếp không nên quay ra cửa chính vì điều này được cho là gây thất thoát tài lộc và ảnh hưởng sức khỏe gia đình. Vậy thực hư ra sao?

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Có nên quay bếp ra cửa chính?

    Có nên quay bếp ra cửa chính?

    Trong phong thủy, bếp không nên quay ra cửa chính vì điều này được cho là gây thất thoát tài lộc và ảnh hưởng sức khỏe gia đình. Vậy thực hư ra sao?