Việt Nam học là gì?
Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đa lĩnh vực về đất nước và con người Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau như: Văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, trang phục,... để làm rõ những nét riêng độc đáo vốn có của Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang hòa chung xu thế hội nhập toàn cầu, ngành Việt Nam học sẽ giúp người Việt hiểu hơn về đất nước, con người của chính đất nước mình. Bên cạnh đó, ngành Việt Nam học giúp bạn bè Thế giới hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam. Vì thế đây cũng là ngành được nhiều sinh viên Quốc tế theo học.
Ngành Việt Nam học học những gì?
Sinh viên theo học ngành Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) tại Trường Đại học Lạc Hồng được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: Văn hoá, ngôn ngữ, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, ẩm thực, trang phục,… qua từng giai đoạn của Việt Nam. Ngoài ra, còn được trang bị các kiến thức về tuyến điểm du lịch; kinh tế du lịch; văn hóa du lịch; marketing du lịch; du lịch tôn giáo – tín ngưỡng; phong tục – tập quán – lễ hội – truyền thống – tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế,…
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ thực tế về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch; giao tiếp và lễ tân ngoại giao, PR và truyền thông cho sự kiện,…
Hơn thế nữa, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Ngoại ngữ; tin học; kỹ năng quản lý; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sự kiện; kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng giải quyết tình huống trong hướng dẫn du lịch,…
Với nền tảng kiến thức vững chắc, cử nhân Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch) Trường Đại học Lạc Hồng hoàn toàn tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc hiện đại, năng động. Đây chắc chắn là một ngành học hấp dẫn cho những ai muốn hiểu biết nhiều hơn nữa về đất nước và con người Việt Nam.
Học ngành Việt Nam học ra trường làm gì?
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về nhân sự cho biết, ngành Việt Nam học đang thiếu hụt nguồn nhân lực lớn. Cơ hội việc làm sau khi ra trường của khối ngành này đang ngày càng phong phú, đa dạng với nhiều triển vọng nghề nghiệp. Một số công việc bạn có thể lựa chọn như:
- Nghiên cứu sinh tại viện nghiên cứu văn hóa, tổ chức văn hóa chính trị, xã hội, giáo dục, tổ chức nước ngoài, công ty du lịch, cơ quan văn hóa, thông tin, du lịch, cơ quan hành chính, tổ chức chính trị - xã hội,...
- Cộng tác viên, nhà báo, biên tập viên ở các cơ quan báo chí.
- Trở thành hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour hoặc các công việc liên quan khác ở các công ty du lịch trong và ngoài nước.
- Giảng viên dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài hoặc các bộ môn về văn hóa đất nước tại trường Đại học, Cao đẳng,...
Tuy nhiên, không phải sinh viên nào học ngành Việt Nam học cũng dễ dàng xin việc. Bởi ngày nay, yêu cầu công việc luôn đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nên bạn trẻ cần trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để dễ dàng tìm kiếm cơ hội việc làm sau này.
Một số trường đào tạo ngành Việt Nam học
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) là một trong những cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia về đào tạo ngành Việt Nam học. Năm 2023, trường tuyển sinh 3 tổ hợp môn thi với ngưỡng điểm chuẩn lần lượt là khối C00 lấy 26 điểm, khối D01 24,5 điểm, khối D04 23 điểm và khối 24,75 điểm.
Ngoài xét bằng điểm thi, ngành Việt Nam học của trường còn tuyển sinh theo 3 phương thức khác: Xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét kết quả thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội, xét tuyển kết hợp.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tuyển sinh ngành Việt Nam học theo 4 phương thức: xét điểm thi tốt nghiệp THPT; xét điểm học bạ; xét tuyển thẳng; xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và TP.HCM, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, ngành Việt Nam học của tường lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 16,1 điểm, với 4 tổ hợp môn thi C00; D01; C14; D15.
Trường Đại Học Ngoại Ngữ (Đại Học Huế) năm nay lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển đối với ngành Việt Nam học theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT là 15 điểm. Trong khi đó, phương thức xét học bạ bậc THPT lấy 18 điểm. Cả hai phương thức đều xét tuyển tổ hợp môn D01; D14; D15.
Năm 2023, ngành học này dự kiến thu 350 nghìn đồng/tín chỉ. Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo ngành Việt Nam theo hai chuyên ngành với mức điểm chuẩn lần lượt là: Du lịch và lữ hành lấy 31,4 điểm (A01; C00; C01; D01) và Du lịch và quản lý du lịch là 31,4 điểm (A01; C00; C01; D01).
Năm 2023, ngoài xét bằng điểm thi, trường Đại học Tôn Đức Thằng còn xét tuyển theo 3 phương thức khác: xét học bạ bậc THPT, xét tuyển thằng và ưu tiên, xét theo kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Trường Đại học Cần Thơ tuyển sinh ngành Việt Nam học tại 2 cơ sở. Với ngành Việt Nam học tại cơ sở chính lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 24,63 điểm và khu Hòa An lấy 22 điểm. Cả hai cơ sở đều tuyển 4 tổ hợp môn thi C00; D01; D14; D15.