Nọng cằm là hiện tượng vùng dưới cằm xuất hiện một lượng mỡ thừa. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của nọng cằm đó là giữa phần cổ và phần cằm sẽ có lớp mỡ tích tụ thành phần ngấn mỡ to và dày, nhìn giống như một chiếc cằm thứ hai.
Về nguyên nhân gây nọng cằm thì có rất nhiều. Cũng giống như mỡ bụng khiến cho vóc dáng mất đi sự thon thả, nọng cằm làm phá hỏng nét thanh thoát trên gương mặt, khiến nhiều người tự ti vì khuôn mặt “ú mỡ” của mình.
Những nguyên nhân có thể dẫn đến nọng cằm:
Tuổi tác cao
Tuổi tác cao khiến da bị lão hóa, mất đi tính đàn hồi và dần chảy xệ. Từ đó hình thành ngấn mỡ dưới cằm.
Cúi đầu và ngồi sai tư thế trong thời gian dài
Cúi đầu trong thời gian dài và ngồi sai tư thế không chỉ có hại cho cột sống cổ mà còn có xu hướng làm lỏng lẻo vùng da xung quanh hàm, dễ khiến mỡ tích tụ, hình thành nọng cằm và các đường nhăn ở cổ theo thời gian.
Chăm sóc cơ thể không đúng cách
Tuổi tác càng lớn, da sẽ trở nên chùng nhão và chảy xệ, nếu bạn không chú ý nâng cơ và đường nét khuôn mặt kém tự nhiên thì nọng cằm sẽ lộ rõ hơn.
Do di truyền
Đây cũng là 1 trong số nhiều nguyên nhân hình thành nọng cằm. Nếu bố mẹ hay ông bà có nọng cằm và độ đàn hồi của da yếu thì khả năng cơ thể của thế hệ sau sẽ dễ hình thành nọng cằm.
Chế độ ăn uống không khoa học
Nhiều người rất thích đồ ăn nhanh tuy nhiên chế độ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì mà việc ăn quá nhiều muối, nhiều calo trong thời gian dài còn làm tăng độc tố trong cơ thể, gây phù mặt và dẫn đến tình trạng nọng cằm.
Lười rèn luyện cơ bắp
Cơ xung quanh hàm cũng cần được luyện tập, bởi vì cơ hàm sẽ trở nên lỏng lẻo và yếu ớt nếu không được luyện đúng cách, rất dễ hình thành nọng cằm. Chị em có thể bắt đầu làm quen bằng cách nhai thức ăn từ từ, vì tần suất nhai cũng có tác động tốt đến rèn luyện cho cơ hàm, tránh hình thành nọng cằm.
Bài tập giảm nọng cằm hiệu quả
Nâng cơ mặt
Các chị em chỉ cần thực hiện tư thế ngồi thẳng lưng và dùng tay xác định xương gò má rồi đặt hai ngón tay lên mỗi bên mặt. Dùng lực nhẹ nhàng ấn và tì tay theo phần xương gò mà theo chiều từ dưới đi lên.
Lưu ý, không làm theo chiều ngược lại vì điều đó sẽ khiến da dễ bị chảy xệ, phản tác dụng. Cuối cùng, nắm tay lại và di tay lên phần xương gò má tương tự như với ngón tay là hoàn thành. Để đảm bảo hiệu quả, mỗi bài tập nên áp dụng 10 giây mỗi lần thực hiện và lặp lại từ 10 đến 15 lần.
Phồng má
Động tác này yêu cầu người luyện tập phải hít một hơi thật sâu từ mũi, thở ra bằng miệng rồi ngậm chặt môi để giữ không bên trong. Giữ tư thế này từ 10 đến 15 giây mỗi lần và cố gắng thực hiện thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp làn da căng mịn và hạn chế được sự xuất hiện của nọng cằm.
Kéo căng cổ sang 1 bên
Ngồi trên thảm tập, vòng cánh tay trái qua đỉnh đầu, cúi đầu về phía vai. Sử dụng tay trái nhẹ nhàng ấn đầu xuống vai trái, giữ tư thế này trong khoảng 10 giây. Sau đó thả lỏng tay, trở về vị trí ban đầu, lặp lại động tác và đổi bên.
Ngẩng cao cổ
Để bắt đầu bài tập này, các chị em hãy ngồi thẳng lưng và khởi động nhẹ bằng việc xoay đầu qua lại hai bên trái - phải. Cố định mắt nhìn chính diện, đưa mặt lên cao dần dần hướng đến trần nhà. Nhẹ nhàng xoay đầu theo 4 hướng trên - dưới, trái - phải, mỗi lần giữ khoảng 10 đến 12 giây. Tập động tác này khoảng 2 lần/ ngày vào mỗi sáng khi tỉnh dậy và trước lúc đi ngủ để đạt kết quả tốt nhất.
Lè lưỡi
Đứng, ngồi ở 1 vị trí thoải mái nhất. Mở miệng rộng, đưa lưỡi ra hết sức có thể để cảm nhận được cằm và cổ đang thắt chặt. Giữ nguyên vị trí đó của lưỡi và đếm đếm 10, thư giãn, trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác.
Bài tập Pout & Tilt
Đẩy môi dưới ra như đang bĩu môi, co cơ và hạ thấp cằm nhưng không khom lưng, giữ tư thế này khoảng 1-2 giây.
Ánh Hiền (T/h)