Là một nhân vật nổi bật của thế kỷ 20, Henry Ford phối hợp các nét tính cách chính thường thấy ở một người thành công. Một tầm nhìn độc đáo, có ảnh hưởng sâu rộng và tiềm năng thay đổi thế giới qua chiếc xe bốn bánh chạy bằng xăng.
Ông đã được tạp chí Forbes xếp hạng là người đứng đầu trong số 20 doanh nhân có ảnh hưởng nhất thời đại cùng với Nobel, Morgan… Hãy cùng tìm hiểu bí mật về người Mỹ ảnh hưởng nhất mọi thời đại này nhé.
Lòng đam mê
Nhưng ngay từ lúc còn bé, Henry đã không thích cầm cây cuốc để làm nông nghiệp, ông chỉ ưa thích máy móc. Ngày sinh nhật mọi người tặng cho Henry chiếc đồng hồ, chú nhỏ say sưa ngắm nhìn sự vận hành của cỗ máy đếm thời gian ấy, sự chuyển động của các bánh cóc, bánh răng, lò xo và quả lắc. Ông cho rằng đam mê là một trong số ít những tài sản quý giá nhất của con người. Một người quyết đoán có thể thành công trong hầu hết công việc mà anh ta theo đuổi. Nhưng nếu không đam mê, thì những thành công cũng chẳng còn mấy ý nghĩa. Chính sự đam mê đã dẫn dắt Henry Ford từ bỏ vị trí một người quản lý tại một công ty nhiều lương bổng để theo đuổi nền công nghiệp ôtô non trẻ nhiều rủi ro.
Mục tiêu cao nhất không phải là lợi nhuận
Ông tin rằng sự “giàu có” của một doanh nhân nên được đo bằng “mức độ hài lòng của mọi người chứ không phải số tiền ghi trên bản sao kê”. Chính vì vậy, trong khi các công ty sản xuất xe khác chỉ tập trung cho việc bán hàng kiếm tiền thì Ford lại chsus trọng việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng qua những sản phẩm tuyệt vời mà công ty tạo ra. Ông nói “Nếu anh coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm của mình thì nó sẽ tiêu diệt sản phẩm của anh và phá hủy nền tảng các dịch vụ. Nếu không có cách nào để tiến hành việc kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng thì tôi cũng sẽ không kinh doanh. Đối với tôi, nền tảng duy nhất của kinh doanh chân chính là để phục vụ công chúng”. Chưa từng là người chạy theo đồng tiền, Ford tin rằng một cuộc sống có ích sẽ được đáp lại sau này.
Tôn trọng nhân viên của mình
Henry hiểu một cách sâu sắc về tính quan trọng của việc quan tâm đến đời sống công nhân. Ông tự cho rằng công ty Ford cần phải là nơi tiêu biểu cho mức sống của công nhân trong toàn quốc, thậm chí phải là mục tiêu mà các quốc gia khác cùng theo đuổi. Ford trả lương công nhân 5 USD một ngày, cao hơn gần gấp đôi so với các công ty khác, đồng thời giảm giờ làm từ 9 xuống còn 8 tiếng. Phương pháp tuyển dụng của Ford cũng rất khác thường và mới lạ. Công ty chỉ cần biết về tên, tuổi, tình trạng hôn nhân và xem họ có muốn làm việc không. Ngay cả người mù, điếc và câm, người có một tay hay một chân, tất cả đều được Ford tuyển dụng với mức lương như người khỏe mạnh. Ông coi trọng những người bản lĩnh, dám xông vào để khắc phục vấn đề với một đầu óc cởi mở hơn.
Tin vào chính đam mê và tầm nhìn của mình
Vào năm 33 tuổi, khi đang làm việc tại một công ty chế tạo máy thì chàng trai trẻ Henry Ford nhận được một lời đề nghị hấp dẫn. Theo đó, Ford đã được ông chủ của mình đề cử lên một vị trí cao hơn với điều kiện phải từ bỏ niềm đam mê cá nhân của mình. Điều này khiến Ford phải đứng trước sự lựa chọn cơ hội thăng tiến đang rộng mở hay niềm say mê ô tô của mình. Cuối cùng, Ford đã chọn ô tô và thôi việc. Không có gì đảm bảo suy nghĩ ấy sẽ đúng và rất nhiều người không nghĩ ông thành công, bao gồm cả người cha của Ford. Nhưng ông sẵn sàng đặt cược vào niềm đam mê và tầm nhìn của mình chỉ để có một cơ hội thay đổi thế giới. Và như chúng ta thấy, Henry Ford đã làm được.
Không e sợ thất bại
“Thất bại là cơ hội để một người sáng tạo lại bản thân theo cách thông minh hơn. Người sợ đối mặt với tương lai, sợ sự thất bại, sẽ giới hạn những việc anh ta làm” Ford nói. Từ trước khi Ford thành lập công ty ô tô của mình, hàng loạt thí nghiệm của ông đều đem lại thất bại. Nhưng ông chưa bao giờ từ bỏ đam mê và ý tưởng về một chiếc xe không cần ngựa kéo. Ngay cả khi làm việc trong một nhà kho tồi tàn bằng gỗ ở ngay cạnh trang trại với vô số thất bại, Ford dành hàng năm cho việc làm hoàn hảo bản mẫu ô tô của mình.
Vững lòng quyết tâm và tập trung vào mục tiêu
Ông không chỉ được biết đến như một nhà sáng chế và người sáng lập thương hiệu ôtô Ford, ông còn là kỹ sư và doanh nhân đưa nhiều cải cách vào lao động. Với ông, những chướng ngại vật là những thứ đáng sợ mà bạn nhìn thấy khi bạn rời mắt khỏi đích đến của mình. Điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm là nắm lấy cơ hội, tính toán những rủi ro, dự đoán khả năng mà chúng ta có thể đối phó với rủi ro đó, rồi sau đó lên kế hoạch với sự tự tin. Ford đã từng trải qua sự chống đối trong mọi bước đi của ông, nhưng không chấp nhận chùn bước trước những kẻ chỉ trích. Ông vẫn giữ vững lòng quyết tâm và sự tập trung vào mục tiêu của mình.
Thái độ lạc quan
Nhân tố quan trọng nhất đóng góp cho thành công của ông là khả năng giữ thái độ lạc quan và vững tin vào những thế mạnh của ông, bất chấp những kẻ chỉ trích. Ông cho rằng “Không có một người nào mà không thể làm nhiều hơn những gì anh ta nghĩ anh ta có thể làm. Khi bạn nghĩ là mình có thể làm được, hay không làm được, bạn thường đúng.”
"Nếu bạn có thể đặt được ngón tay của mình lên nhóm nguyên tắc đặc biệt đã làm cho Harry Ford trở nên giàu có, bạn có thể theo kịp các thành tích của ông trong hầu hết những xu hướng mà bạn cho là thích hợp” (Napoleon Hill).
Nguồn: tuyển dụng - viec lam hung yen- viec lam hai duong -viec lam online