+Aa-
    Zalo

    "Hành xác" nhân viên khi không đạt KPI, công ty phải trả gần 420 triệu đồng

    (ĐS&PL) - Nam nhân viên không thể chịu đựng thêm nữa nên quyết định xin nghỉ việc, kiện công ty ra tòa.

    VTC News dẫn thông tin từ Sina cho hay, đầu năm 2023, anh Trần ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã kiện công ty mình từng làm việc ra tòa, đồng thời tố cáo lãnh đạo nhiều lần sử dụng quyền lực để “trừng phạt thể xác” nhân viên, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của anh. 

    Người đàn ông cũng đưa ra bằng chứng là ảnh chụp cuộc trò chuyện nhóm làm việc. Có thể thấy, công ty cũ của anh Trần đã nhiều lần đưa những quản lý nhóm không hoàn thành mục tiêu kinh doanh vào “danh sách đen”.

    Công ty này buộc họ leo 28 tầng nhà công ty 3 lần hoặc chạy bộ 10km vào buổi tối, sáng hôm sau lại phải chạy bộ lúc 7h nhưng vẫn cần đến công ty đúng giờ để chấm công.

    Theo lời kể của anh Trần, từ ngày 4/7-7/7/2022, đêm nào anh cũng bị công ty ép chạy bộ 10km. Không thể chịu đựng thêm nữa, anh Trần quyết định làm đơn xin nghỉ việc. Người đàn ông cho rằng, công ty sử dụng cách này nhằm đàn áp, cô lập, ép nhân viên nghỉ việc, xâm phạm quyền lợi của nhân viên.

    Nam nhân viên tố cáo lãnh đạo công ty nhiều lần sử dụng quyền lực để “trừng phạt thể xác” nhân viên, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của anh. Ảnh minh họa

    Nam nhân viên tố cáo lãnh đạo công ty nhiều lần sử dụng quyền lực để “trừng phạt thể xác” nhân viên, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của anh. Ảnh minh họa

    Anh Trần khẳng định rằng bản thân bị ép nghỉ, yêu cầu công ty trả lương làm thêm giờ, bồi thường theo đúng luật lao động. Thế nhưng, phía bị đơn lại nói rằng các biện pháp tập luyện thể dục thể thao mà công ty đề ra là để giúp người quản lý nhóm tỉnh táo, tăng cường lòng tự trọng, giúp nhân viên ý thức rõ ràng mục tiêu. 

    Công ty khẳng định đây không phải là hành vi bất hợp pháp, do đó anh Trần không thể căn cứ Điều 38 Luật Hợp đồng lao động để nói rằng các nội quy của công ty là sai luật, từ đó xin nghỉ việc và yêu cầu bồi thường.

    Tòa án đã tiến hành xác minh và nhận thấy mục tiêu hàng ngày mà công ty đặt ra quá cao, không phù hợp, khiến ít nhất 40% các quản lý nhóm không thể hoàn thành nhiệm vụ. 

    Chưa kể, các biện pháp kỷ luật chạy bộ, leo cầu thang mà công ty áp đặt cũng quá khắc nghiệt và có tính bắt buộc cao, xâm phạm đến quyền của nguyên đơn cũng như những người khác, được coi là hình thức “trừng phạt thân thể”.

    Phiên tòa xét xử vụ việc nói trên diễn ra cách đây ít ngày. Tòa án nhận định nội quy của công ty đã vi phạm các quy định của pháp luật, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người lao động. Nguyên đơn có quyền xin nghỉ việc, đồng thời yêu cầu đơn vị sử dụng lao động bồi thường kinh tế.

    Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố công ty phải trả cho anh Trần số tiền 95.208 NDT (khoảng 334,6 tiệu đồng) tương ứng với 4 năm làm việc và 24.256 NDT (khoảng 85,2 triệu đồng) tiền làm thêm giờ.

    Phía công ty không chấp nhận nên đã kháng cáo. Tuy nhiên, tòa phúc thẩm giữ nguyên phán quyết và phán quyết này có hiệu lực thi hành ngay.

    Trong một vụ việc khác, tờ Thể Thao & Văn Hóa dẫn thông tin từ Sixth Tone cho biết, sự việc một công ty công nghệ tại Trung Quốc phải bồi thường 30.000 NDT (khoảng 105,4 triệu đồng) vì bắt nhân viên làm thêm giờ đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

    Cụ thể, Li Xiaoyan (27 tuổi) là nhân viên của bộ phận chăm sóc khách hàng ở một công ty công nghệ Trung Quốc. Làm việc lâu năm tại công ty, Li Xiaoyan có kinh nghiệm nhiều nhất trong bộ phận và phải thường xuyên làm thêm giờ theo yêu cầu của cấp trên. 

    Ngày nào cô cũng phải làm liên tục không ngừng nghỉ từ 9h - 23h. Ngay cả khi về nhà vào buổi tối, cô vẫn tiếp tục làm việc để nhắn tin, liên hệ với khách hàng, các nhóm chat ở công ty hầu như thông báo tin nhắn liên tục 24/24.

    Tình trạng đó đã khiến Li Xiaoyan rơi vào trạng thái stress, kiệt sức, mất ngủ, thường xuyên bỏ bữa thậm chí có biểu hiện của bệnh trầm cảm. Không thể chịu đựng thêm, Xiaoyan quyết định đệ đơn kiện công ty cũ vì kì kèo trong quá trình chi trả thù lao "tăng ca" của mình.

    Được biết, cô đã tốn hơn 500 giờ để liên hệ với khách hàng và đồng nghiệp ngoài giờ hành chính qua ứng dụng WeChat.

    Sau khoảng thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến công ty, Tòa án Nhân dân Trung cấp số 3 Bắc Kinh đưa ra phán quyết cuối cùng nghiêng về lợi ích của người động hơn. Công ty buộc phải bồi thường cho Li Xiaoyan số tiền 30.000 NDT.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/hanh-xac-nhan-vien-khi-khong-at-kpi-cong-ty-phai-tra-gan-420-trieu-ong-a428220.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan