+Aa-
    Zalo

    Cách tự tạo “mặt trời” ở ngôi làng chìm trong bóng tối gần 3 tháng mỗi năm

    (ĐS&PL) - Chìm trong bóng tối gần 3 tháng mỗi năm, người dân ở thị trấn Viganella (Italy) đã tìm ra các đặc biệt để tạo ra “mặt trời” chiếu sáng.

    Hình thành cách đây 800 năm, thị trấn Viganella (Italy) nằm trong một thung lũng, bao quanh bởi những ngọn núi cao. Được biết tại thời điểm đó, việc xây dựng một thị trấn trong thung lũng là nơi lý tưởng cho các cư dân sinh sống.

    Hình thành cách đây 800 năm, thị trấn Viganella (Italy) nằm trong một thung lũng, bao quanh bởi những ngọn núi cao. Được biết tại thời điểm đó, việc xây dựng một thị trấn trong thung lũng là nơi lý tưởng cho các cư dân sinh sống.

    Các đỉnh núi cao xung quanh thung lũng, có đỉnh cao đến 1.600m như những bức tường chắn bớt ánh sáng mặt trời. Chưa kể, thung lũng này rất sâu, những ngọn núi đổ bóng lên toàn bộ khu vực dân cư, cản trở ánh sáng tự nhiên mà mặt trời dường như biến mất ở đây trong những tháng mùa đông lạnh giá.

    Các đỉnh núi cao xung quanh thung lũng, có đỉnh cao đến 1.600m như những bức tường chắn bớt ánh sáng mặt trời. Chưa kể, thung lũng này rất sâu, những ngọn núi đổ bóng lên toàn bộ khu vực dân cư, cản trở ánh sáng tự nhiên mà mặt trời dường như biến mất ở đây trong những tháng mùa đông lạnh giá.

    Gần 3 tháng mỗi năm (từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau), Viganella chìm trong bóng tối. Theo các nghiên cứu, việc thiếu ánh sáng tự nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, tâm trạng và hành vi của người dân.

    Gần 3 tháng mỗi năm (từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau), Viganella chìm trong bóng tối. Theo các nghiên cứu, việc thiếu ánh sáng tự nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, tâm trạng và hành vi của người dân.

    Cuối thế kỷ 19, người dân đã thử nghiệm nhiều giải pháp thay thế khác nhau để tăng ánh sáng. Mãi tới năm 2006, từ ý tưởng của thị trưởng thị trấn và tiền quyên góp được khoảng 100.000 euro, một chiếc gương lớn được lắp đặt ở sườn đồi đối diện thị trấn cao khoảng 1.100m.

    Cuối thế kỷ 19, người dân đã thử nghiệm nhiều giải pháp thay thế khác nhau để tăng ánh sáng. Mãi tới năm 2006, từ ý tưởng của thị trưởng thị trấn và tiền quyên góp được khoảng 100.000 euro, một chiếc gương lớn được lắp đặt ở sườn đồi đối diện thị trấn cao khoảng 1.100m. 

    Tấm gương này dài 8m, rộng 5m và nặng hơn 1 tấn. Nó được vận hành bằng máy tính, dịch chuyển theo đường đi của mặt trời trong ngày, phản chiếu ánh sáng xuống khu vực rộng khoảng 300m2 tại quảng trường thị trấn ít nhất 6 giờ/ngày.

    Tấm gương này dài 8m, rộng 5m và nặng hơn 1 tấn. Nó được vận hành bằng máy tính, dịch chuyển theo đường đi của mặt trời trong ngày, phản chiếu ánh sáng xuống khu vực rộng khoảng 300m2 tại quảng trường thị trấn ít nhất 6 giờ/ngày.

    Sau khi hoàn thành, “mặt trời” của Viganella không chỉ có tác động tích cực đến tâm trạng và hành vi của cư dân sinh sống ở đó mà còn thu hút sự chú ý của nhiều người.

    Sau khi hoàn thành, “mặt trời” của Viganella không chỉ có tác động tích cực đến tâm trạng và hành vi của cư dân sinh sống ở đó mà còn thu hút sự chú ý của nhiều người.

    Trước đó, vào năm 2013, thị trấn Rjukan ở Na Uy cũng đã áp dụng biện pháp tương tự, dựng 3 tấm gương khổng lồ để phản chiếu ánh sáng mặt trời đặt ở sườn núi đối diện. Được biết, khu vực này bị thiếu ánh sáng tới 5 - 6 tháng/năm.

    Trước đó, vào năm 2013, thị trấn Rjukan ở Na Uy cũng đã áp dụng biện pháp tương tự, dựng 3 tấm gương khổng lồ để phản chiếu ánh sáng mặt trời đặt ở sườn núi đối diện. Được biết, khu vực này bị thiếu ánh sáng tới 5 - 6 tháng/năm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/cach-tu-tao-mat-troi-o-ngoi-lang-chim-trong-bong-toi-gan-3-thang-moi-nam-a425408.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan