+Aa-
    Zalo

    Hà Nội dừng phát hành thẻ BHYT bằng giấy từ 15/10: Thẻ giấy được cấp trước đó có dùng được không?

    (ĐS&PL) - Nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội, BHXH TP.Hà Nội yêu cầu các bên liên quan thông tin về việc dừng in thẻ bảo hiểm giấy khi người lao động đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Mới đây, BYXH TP.Hà Nội có Công văn số 5386/BHXH-TST gửi tới các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn TP.Hà Nội; Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.Hà Nội về việc gia hạn thẻ BHYT cho người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.

    Công văn nêu rõ, thời gian qua, nhiệm vụ Chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ được triển khai toàn diện, đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý điều hành, cải cách thủ tục hành chính, khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Do đó, đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của cá nhân, tổ chức đang sinh sống và làm việc trên địa bàn. Trong đó, chuyển đổi số trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đã cho thấy được hiệu quả quản lý của Ngành, hướng tới phục vụ, đem lại sự thuận lợi, hài lòng cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT.

    ha noi dung phat hanh the bhyt bang giay tu 15 10 the giay duoc cap truoc do co dung duoc khong dspl 2
    Hà Nội dừng phát hành thẻ BHYT bằng giấy từ 15/10. Ảnh minh họa 

    Để tiếp tục thực hiện đơn giản hóa giấy tờ, thủ tục, tiết kiệm thời gian đối với người dân nói chung, người lao động nói riêng khi giao dịch, thuận tiện cho cán bộ, nhân viên trong thực hiện nghiệp vụ tại các Đơn vị, kể từ ngày 15/10/2023, BHXH TP.Hà Nội dừng việc in thẻ BHYT giấy chuyển đến Trung tâm Dịch vụ việc làm để trả cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) như hiện nay. Thay vào đó thực hiện gia hạn thẻ trên hệ thống dữ liệu do Ngành quản lý và người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng mã số BHXH cũ trước khi nghỉ hưởng TCTN.

    Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người tham gia BHYT được đầy đủ, kịp thời ngay khi dừng việc in thẻ BHYT giấy, đề nghị Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố thông tin ngay cho người lao động khi người lao động đến nộp hồ sơ hưởng TCTN về việc dừng in thẻ BHYT giấy của cơ quan BHXH kể từ ngày 15/10/2023 để người lao động biết và phối hợp thực hiện.

    Người lao động có thể sử dụng thẻ BHYT giấy đã được cấp trước đó để đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Đồng thời, Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố tiếp tục phối hợp tuyên truyền đến người lao động khi nộp hồ sơ hưởng TCTN thực hiện cài đặt ứng dụng VssID “Bảo hiểm xã hội số” để tra cứu thông tin về quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN và sử dụng thẻ BHYT điện tử khi đi khám, chữa bệnh trên ứng dụng đối với những trường hợp có thay đổi nơi KCB (hiện nay các cơ sở KCB đã thực hiện việc dùng hình ảnh thẻ trên ứng dụng VssID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp thay thế thẻ BHYT giấy).

    Ngoài ra, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT thực hiện phối hợp hướng dẫn, tiếp nhận thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, ứng dụng định danh điện tử VNeID, Căn cước công dân có gắn chíp để thực hiện việc KCB đối với người dân và người lao động, đảm bảo đầy đủ quyền lợi theo quy định.

    Trường hợp người tham gia BHYT đến giao dịch tại các cơ sở KCB nhưng chưa cài đặt hoặc đã cài nhưng chưa kích hoạt thành công ứng dụng VssID, ứng dụng định danh điện tử VNeID mức 2 (có tích hợp thẻ BHYT), CCCD gắn chíp chưa được đồng bộ với dữ liệu tham gia BHYT, hướng dẫn người tham gia BHYT liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hoặc đến cơ quan BHXH gần nhất để được hỗ trợ.

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-noi-dung-phat-hanh-the-bhyt-bang-giay-tu-15-10-the-giay-duoc-cap-truoc-do-co-dung-duoc-khong-a595150.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan