+Aa-
    Zalo

    Gửi tiết kiệm 18 tháng ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?

    (ĐS&PL) - Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 18 tháng cao nhất là 6,8%/năm thuộc về một ngân hàng thương mại cổ phần.

    Theo báo Lao động, khảo sát gần 30 ngân hàng trong hệ thống, đa số các ngân hàng đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 24 tháng dưới mức 7%/năm.

    gui tiet kiem 18 thang ngan hang nao co lai suat cao nhat 1
    Gủi tiết kiệm 18 tháng ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?

    Với kỳ hạn 18 tháng, PvcomBank là ngân hàng có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất, ở mức 6,8%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm online. Khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy, lĩnh lãi cuối kỳ chỉ nhận lãi suất ở mức 6,3%/năm.

    PVcomBank cũng đang dẫn đầu thị trường khi niêm yết lãi suất cao nhất ở mức 11%/năm áp dụng với kỳ hạn gửi 12-13 tháng. Tuy nhiên, để hưởng mức lãi suất cao ngất ngưởng này, khách hàng phải đáp ứng yêu cầu số tiền gửi tối thiểu 2.000 tỷ đồng. Tại các kỳ hạn khác, PVcomBank niêm yết lãi suất dao động từ 0,5 - 11%năm.

    Ngoài ra, HDBank  và OceanBank cũng nằm trong top 3 ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 18 tháng.

    Theo đó, HDBank đang niêm yết lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 18 tháng ở mức 6,5%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm online. Ngoài ra, HDBank đang niêm yết lãi suất cao nhất ở mức 8,9%/năm cho kỳ hạn 13 tháng với điều kiện duy trì số dư tối thiểu 300 tỷ đồng.

    Cũng tại kỳ hạn này, OceanBank đang niêm yết lãi suất cao nhất ở mức 6,5%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm online. Khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy chỉ nhận lãi suất ở mức 6,4%/năm. Đây cũng là mức lãi suất cao nhất OceanBank đang niêm yết trong các kỳ hạn.

    Theo báo VOV, tại gần 30 ngân hàng trong hệ thống, lãi suất gửi tiết kiệm đang dao động quanh mức 4,5 – 6,5%/năm. So với thời điểm đầu năm 2023, lãi suất huy động cao nhất phổ biến ở mức từ 9 - 10%/năm, thậm chí có ngân hàng còn niêm yết tới 12%/năm thì nay, hàng loạt ngân hàng đã nhập cuộc đua giảm lãi suất tiết kiệm.

    Về lý thuyết, khi lãi suất tiền gửi đi xuống sẽ làm giảm tính hấp dẫn của kênh tiền gửi tiết kiệm. Dòng tiền sẽ chuyển sang tìm các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, vàng… để mong tìm lợi suất tốt hơn.

    Tuy nhiên, chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nêu thực tế: "Thông thường, lãi suất giảm thì huy động không còn hấp dẫn. Đấy là về mặt nguyên tắc, song thực tế tuỳ thuộc nhiều yếu tố như: lạm phát hay tính hấp dẫn ổn định so với các kênh đầu tư khác gồm vàng, chứng khoán, bất động sản, hay ngoại tệ tại thời điểm đó. Hiện có thể thấy, tiền gửi vẫn có sự ổn định bởi chứng khoán đang có nhiều biến động, bất động sản chưa thực sự khởi sắc, vàng có sự tăng giá nhưng lại không mang tính ổn định, và chênh lệch khá cao so với thế giới; ngoại tệ có khả năng tăng nhưng không có sự bảo đảm".

    Cùng chung nhận định, TS Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính cho rằng, nếu so với lạm phát hiện nay, lãi suất tiền gửi vẫn ở mức hấp dẫn. Do đó, việc dịch chuyển ít hay nhiều còn phụ thuộc độ am hiểu và "khẩu vị" rủi ro của nhà đầu tư.

    "Lạm phát hiện cũng vẫn còn khá thấp, chỉ khoảng 3%, trong khi tiền gửi ngân hàng 1 năm thấp nhất cũng trên 5%. Nếu xét về lạm phát thì lãi suất ngân hàng vẫn còn độ hấp dẫn. Còn có hấp dẫn với các kênh đầu tư khác không thì còn tuỳ những tính toán, dự báo của mỗi người. Thế nhưng thời gian qua, chúng ta thấy vẫn rất nhiều người gửi tiết kiệm vì dù sao đó cũng là kênh an toàn", TS Nguyễn Đức Độ nói.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gui-tiet-kiem-18-thang-ngan-hang-nao-co-lai-suat-cao-nhat-a595539.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan