+Aa-
    Zalo

    Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng có quyền thu giữ, thu hồi tài sản đảm bảo hay không?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thời gian qua, việc thu hồi tài sản đảm bảo của một số tổ chức không phải tổ chức tín dụng đã được dư luận đặc biệt quan tâm. Và câu hỏi lớn nhất được đặt ra là dựa trên những căn cứ pháp lý nào mà các tổ chức này có quyền thu giữ, thu hồi tài sản đảm bảo?

    Quyền thu giữ, thu hồi tài sản bảo đảm

    Xử lý tài sản bảo đảm là một phần quan trọng trong hoạt động cho vay, đặc biệt là với hình thức vay thế chấp và cầm cố. Để thu hồi, xử lý tài sản khi có nợ xấu, cần có sự chuyển giao tài sản từ bên bảo đảm, tức là khách hàng, sang bên nhận đảm bảo, tức là Bên cho vay. Trên thực tế, việc chuyển giao là không dễ dàng do bên đi vay thường tỏ ra thiếu hợp tác. Pháp luật đã có quy định rõ ràng về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng nhưng với các tổ chức không phải TCTD như doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ hay các tổ chức cho vay có tài sản bảo đảm khác thì chưa có quy định rõ ràng mà nó nằm ẩn đâu đó trong các quy định thuộc Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 21/2021/NĐ-CP.

    h1

    Hiện này có nhiều hình thức cho vay thông qua thế chấp tài sản hoặc cho vay tín dụng giúp cho nhiều các nhân tổ chức tiếp cận được với dòng tiền

    Những quy định cần bóc tách trong BLDS

    Theo Thạc sỹ Luật sư Đỗ Thị Hằng, Giám đốc Công ty Luật TNHH BFSC Chi nhánh Hà Nội, dù chưa có những quy định dành riêng cho các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng nhưng pháp luật không cấm việc thu giữ, thu hồi tài sản bảo đảm. Có thể chứng minh qua các quy định nằm trong Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

    Về những quy định chung:

    Khoản 2 Điều 2 quy định: “Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”

    Khoản 2 Điều 3 quy định: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.”

    Như vậy, trong giao dịch bảo đảm, nếu hai bên đồng ý về việc cho phép thu giữ, thu hồi để xử lý tài sản thì việc này không trái pháp luật và phải được tôn trọng, thực hiện.

    Về những quy định liên quan đến quyền thu giữ, thu hồi và xử lý tài sản:

    Điều 307 quy định: “Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này” “Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm”; “Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán”. Như vậy, dù không nêu rõ quyền được thu giữ, thu hồi tài sản nhưng luật đã quy định phải thanh toán chi phí thu giữ, thu hồi tài sản bảo đảm. Tức là việc thu giữ, thu hồi tài sản có thể đã được công nhận một cách gián tiếp.

    Khoản 1 Điều 164 cũng quy định “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật”. Theo quy định này, các tổ chức cầm đồ chuyên nghiệp, tức bên nhận bảo đảm là chủ thể có quyền đối với tài sản. Cụ thể là quyền chiếm hữu tài sản được xác định dựa trên những căn cứ sau:

    Điều 179: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản” “Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu ; “Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này”.

    Điều 188: “Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch”

    Điều 49 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định: “Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan…” “Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm….”

    h2

    Trong giao dịch bảo đảm, nếu hai bên đồng ý về việc cho phép thu giữ, thu hồi để xử lý tài sản thì việc này không trái pháp luật

    Theo các quy định trên thì khi xảy ra trường hợp vi phạm nghĩa vụ trả nợ và bên đi vay không bàn giao tài sản đảm bảo thì có nghĩa họ đang xâm phạm quyền chiếm hữu đối với tài sản đang làm đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của bên cho vay. Khi đó, bên cho vay có quyền sử dụng những biện pháp không trái quy định pháp luật để bảo vệ quyền chiếm hữu tài sản của mình mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm hoặc bên đi vay.

    Như vậy, dù chưa có bất kỳ quy định nào cấm việc thu giữ, thu hồi tài sản nhưng để có căn cứ thực hiện này thì người cho vay lẫn người đi vay cần phải có sự thống nhất liên quan đến việc thu giữ, thu hồi tài sản nếu phát sinh nợ xấu và thỏa thuận này cần ghi rõ trong hợp đồng khi giao kết.

    Thu Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-to-chuc-tin-dung-phi-ngan-hang-co-quyen-thu-giu-thu-hoi-tai-san-dam-bao-hay-khong-a595138.html
    Giải mã câu chuyện kinh doanh của “người hàng xóm quốc dân” F88

    Giải mã câu chuyện kinh doanh của “người hàng xóm quốc dân” F88

    Luôn nắm bắt cơ hội từ thị trường, xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với phân khúc khách hàng là người lao động phổ thông, qua đó giúp cuộc sống của họ bớt “đầu tắt mặt tối”, F88 dần dần trở thành "người hàng xóm quốc dân" của mọi người. Cùng giải mã câu chuyện kinh doanh của F88.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giải mã câu chuyện kinh doanh của “người hàng xóm quốc dân” F88

    Giải mã câu chuyện kinh doanh của “người hàng xóm quốc dân” F88

    Luôn nắm bắt cơ hội từ thị trường, xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với phân khúc khách hàng là người lao động phổ thông, qua đó giúp cuộc sống của họ bớt “đầu tắt mặt tối”, F88 dần dần trở thành "người hàng xóm quốc dân" của mọi người. Cùng giải mã câu chuyện kinh doanh của F88.