+Aa-
    Zalo

    Giới trẻ và những nỗi đau khi “sống thử”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Một thực tế đáng buồn là xu hướng sống thử ngày càng tăng, không chỉ sinh viên mà còn xuất hiện cả những học sinh.

    (ĐSPL) – Một thực tế đáng buồn là xu hướng sống thử ngày càng tăng, không chỉ sinh viên mà xuất hiện cả những học sinh. Nhiều trường hợp sống thử trước hôn nhân khi tuổi đời còn rất trẻ, để lại những hậu quả khôn lường và những nỗi đau ám ảnh cả cuộc đời.

    Sinh viên xa nhà “góp gạo thổi cơm chung”

    Sinh viên sống thử góp gạo thổi cơm chung không còn là chuyện xa lạ. Nhiều cặp đôi từ quê ra, hoặc những bạn sinh viên xin bố mẹ ra ở độc lập để thuận lợi cho việc học tập và “yêu đương” đều có khả năng rơi vào trường hợp “sống thử”.

    Bạn Thu Hà (sinh viên Báo chí) chia sẻ: “Em từ Nam Định ra đây học, em ở trọ cùng với mấy anh chị học khóa trước, và em thấy các anh chị ấy góp gạo thổi cơm chung lâu lắm rồi. Có 3 cặp anh chị, sống với nhau như 3 gia đình trẻ".

    Giới trẻ và những nỗi đau khi “sống thử”

    Sống thử được nhiều bạn sinh viên xem là "chuyện thường"

    Khi được hỏi về tình hình khu trọ có những cặp đôi sinh viên sống thử có nhiều phức tạp không, Hà trả lời có phức tạp và nhiều lúc căng thẳng nữa. “Gọi là các anh chị nhưng cũng chỉ tầm 19 hay 20 tuổi thôi. Có những lúc rất nhí nhảnh, đáng yêu, nhưng lúc cãi cọ nhau thì không ai bằng ai cả. Ầm ĩ cả một góc trọ, có chị còn bị đánh đuổi ra khỏi phòng cơ,…”

    Không chỉ có một hai bạn nữ sinh viên bị đánh lúc sống thử cùng bạn trai mà còn có rất nhiều người nữa phải chịu cảnh sống cơ cực. Chưa kể bạn trai nghiện ngập, túng thiếu bạn gái còn là người phải đi vay mượn hỗ trợ cho bạn trai.

    Khi hỏi ý kiến một số sinh viên có đồng tình về sống thử, đa số đều cho rằng "chẳng có gì lạ", "thích thì chích", nghe đến đó mà không ít người lắc đầu trước suy nghĩ của giới trẻ ngày nay.

    Bạn Minh Hiếu (sinh viên Sân khấu Điện ảnh) chia sẻ: "Sống thử có gì lạ đâu ạ! Giờ cứ thích là "chích" chẳng có gì là sai khi các bạn nữ "mời' cả. Em rất thích những bạn nữ dễ dãi, nhưng chỉ là để chơi bời thôi ạ. Còn yêu em sẽ chọn người phụ nữ đoan trang biết giữ mình".

    "Đeo ba lô ngược" và những nỗi đau đầu đời

    Khi sống thử mang lại một hậu quả mà rất nhiều bạn trẻ gặp phải đó chính là có thai và chịu những nỗi đau về thể xác, hầu hết, các bạn chưa có kinh nghiệm nên khi gặp phải những tình huống nay đều phải nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ. Rất nhiều câu chuyện đắng lòng về những hài nhi xấu số và những bà mẹ thương tâm được dư luận bàn tán. Nhưng câu chuyện của chị Kim Thoa kể sau đây sẽ là một nỗi ám ảnh lớn trong cuộc đời mà chị được chứng kiến.

    Chị Thoa là giáo viên một trường cấp 3 tại Hà Nội, tình cờ vào Bệnh viện Phụ sản Trung ương để thăm người bạn bị thai lưu 10 tuần. Trong lúc bạn chị Thoa vì quá đau khổ mà ngất lên ngất xuống bao nhiêu lần, cùng phòng với bạn chị có những bạn sinh viên mới đôi mươi cũng đến để “giải quyết hậu quả” do sống thử. Đi cùng các em là những bạn trai mặt còn ngô nghê “búng ra sữa” lóng ngóng đi làm thủ tục. Có em thì đi cùng mẹ với khuôn mặt đau đớn, xấu hổ.

    Lân la chị Thoa hỏi chuyện thì các em trả lời do chưa có sự chuẩn bị, do gia đình “bạn ấy chưa đồng ý”, “em là sinh viên năm 1 nhưng do lỡ", "bạn ấy bảo em còn trẻ quá chưa nên sinh con, lúc nào cưới thì hẵng đẻ",... những câu trả lời ngô nghê khiến chị Thoa không khỏi đắng lòng.

    Theo quan sát chị Thoa, bác sĩ đều là những người có kinh nghiệm có tâm với nghề nghiệp, khi tiếp xúc với những trường hợp các em còn trẻ tuổi lầm lỡ, họ thường khuyên các em nên suy nghĩ kỹ để có những lựa chọn sáng suốt. Thậm chí, có lúc bác sĩ còn bực mình với những em học sinh cấp 3 khi được hỏi, khi cần báo tin cho ai, các em lóng ngóng không dám nói thật địa chỉ nhà, số điện thoại bố mẹ. Bác sĩ thúc dục hỏi số của “bố em bé” là ai, cô gái thật thà trả lời "em chỉ nhớ tỉnh của anh ấy chứ không biết anh ấy huyện nào xã nào ạ?... Nghe đến đây bác sĩ chỉ còn thở dài ngao ngán.

    Có lẽ, câu chuyện đáng nhớ nhất là câu chuyện của em M. Theo lời M. kể, em đã sống thử cùng bạn trai chưa được một năm, và gia đình em không hay biết chuyện. Khi biết em có thai, bạn trai đã đánh đập M. rồi đuổi cô ra khỏi khu trọ trong sự ê chề. Uất ức cô tìm về tận nhà chàng trai để nói chuyện, nhưng bị chính mẹ của chàng trai này đánh đuổi, cho là “hư thân mất nết”. Lang thang mấy ngày Tết chịu đói rét,... cuối cùng cô quyết định đi phá thai. Khi đó, em bé đã được hơn 11 tuần. Dù bác sĩ có khuyên nhủ thế nào M nhất quyết bỏ đứa trẻ đi, trong khi mẹ của cô bé đang trên đường tới, và liên tục gọi điện khuyên con gái đừng làm chuyện “thất đức” như thế.

    Giới trẻ và những nỗi đau khi “sống thử”
    Nhiều cô gái còn bị người yêu đánh đập như một vật sở hữu vô tri vô giác

    Nghe M kể, bạn của chị Thoa mếu máo: “Sao em dại thế em ơi! Đó là con em, là khúc ruột của em. Chị mong bao nhiêu năm trời không được, sao các em nỡ. Thương quá con ơi!”. Nói xong bạn chị Thoa lại ngất xỉu.

    Nghe đến đó, trong phòng bác sĩ, bệnh nhân không ai nói gì, những giọt nước mắt rơi trên khuôn mặt của những cô bé còn ngây thơ. Những ông chồng đặc biệt là những cậu sinh viên đưa bạn gái đến lặng lẽ bước ra ngoài. Còn cô bé khóc nức nở. Cuối cùng với sự khuyên bảo của bác sĩ, chị Thoa và mẹ đẻ, cô bé quyết định giữ đứa con lại.

    Chị Thoa chia sẻ: “Mình không khỏi đau lòng trước câu chuyện của M. Mình biết, ngoài M còn rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng cho đi cái quý giá ngàn vàng của mình, rồi sống vội sống ẩu. Đặc biệt tình trạng sống thử, không chỉ có các bạn sinh viên mà còn có những em học sinh “trót dại” khi tuổi đời còn rất trẻ. Thực sự, các em chưa có kinh nghiệm chưa sẵn sàng tâm lý để đón nhận những nỗi đau từ sống thử”.

    Tạm kết

    Không chỉ cô bé tên M trong câu chuyện, mà còn nhiều bạn trẻ khác phải sống trong nỗi ám ảnh tột cùng khi lỡ trót dại sống thử, quay clip ghi lại những khoảnh khắc lãng mạn để rồi nhận lấy hậu quả đau lòng. Mới đây, video “Sống thử được 3 mất 6” đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh đến các bạn trẻ. Trước khi sống thử, các bạn nữ hãy cân nhắc thật kỹ hai chữ “được” và “mất” để có một quyết định đúng đắn.

    Xem lại video "Sống thử được 3 mất 6":

    Chương Tương

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gioi-tre-va-nhung-noi-dau-khi-song-thu-a22549.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan