+Aa-
    Zalo

    Đường sắt Việt Nam muốn vay 4.700 tỷ đồng để nâng cấp đầu máy, toa xe

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất vay gần 4.700 vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện đầu tư các dự án đầu máy, toa xe mới

    Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất vay gần 4.700 vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện đầu tư các dự án đầu máy, toa xe mới.

    Theo tin tức mới nhất trên báo VietnamPlus, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có kiến nghị lên Bộ Giao thông Vận tải đề xuất về phương án đầu tư, vay vốn tín dụng của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện đầu tư các dự án đầu máy, toa xe mới từ nay đến năm 2020 với tổng mức đầu tư 4.658,8 tỷ đồng.

    VNR dự kiến từ nay đến năm 2020 sẽ thay thế dần các chủng loại đầu máy, toa xe kỹ thuật lạc hậu để giảm chi phí giá thành, đồng thời nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh của vận tải đường sắt với các loại hình khác.

    Đường sắt Việt Nam muốn vay gần 4.700 tỷ đồng để nâng cấp toa xe, đầu máy. Ảnh: An ninh thủ đô

    Báo An ninh thủ đô thông tin thêm, cụ thể, VNR sẽ đầu tư 100 đầu máy mới (2.164 tỷ đồng), 150 toa xe khách (1.674,5 tỷ đồng), 300 toa xe vận chuyển container (270 tỷ đồng) và 500 toa xe có tốc độ chạy dưới 60km/giờ (550 tỷ đồng).

    Trong đó, vốn đối ứng của Tổng Công ty và các Công ty CP vận tải đường sắt Hà Nội, Sài Gòn là 1.397,64 tỷ đồng (chiếm 30%), số tiền còn lại 3.261,16 tỷ đồng (chiếm 70%) là vốn vay ngân hàng.

    VNR đánh giá, nếu vay vốn ngân hàng thương mại sẽ chịu lãi suất cao, thời gian vay vốn ngắn nên hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao trong khi lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam lại ổn định, thời gian vay vốn dài, doanh nghiệp có thể dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm tiền vay.

    Điều cản trở khiến VNR khó tiếp cận nguồn vốn đó chính là các dự án của Tổng công ty không thuộc đối tượng vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, căn cứ quy định tại Điều 5, 6 của Luật đường sắt sửa đổi năm 2017, VNR sẽ được Nhà nước cho vay vốn với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc cấp bảo lãnh của Chính phủ về vốn vay theo quy định của pháp luật đến ngày 1/7/2018 Luật đường sắt mới có hiệu lực.

    Để đáp ứng kịp thời việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng như ngành đường sắt, VNR đề nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ chấp thuận để các dự án đầu tư ngành đường sắt được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

    VNR cam kết sẽ chấp hành đầy đủ các thủ tục vay vốn nếu được Chính phủ chấp thuận, thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay ngân hàng theo đúng quy định của hợp đồng vay vốn.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/duong-sat-viet-nam-muon-vay-4700-ty-dong-de-nang-cap-dau-may-toa-xe-a201548.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan