+Aa-
    Zalo

    Đường sắt trên cao nước ngoài có uốn lượn như ở Việt Nam?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trước thông tin nhiều đoạn trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) có tình trạng uốn lượn lên xuống, mấp mô, hàng loạt chuyên gia đã lên tiếng.

    (ĐSPL) - Dù có nhiều ý kiến giải thích rằng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông uốn lượn mấp mô để tối ưu hóa khai thác, thì khá nhiều chuyên gia vẫn cho rằng uốn lượn trong giao thông sẽ gây thiệt hại cả về kỹ thuật lẫn kinh tế.

    [mecloud]IrVpL5TWJL[/mecloud]

    Những ngày gần đây, trước thông tin nhiều đoạn trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) có tình trạng uốn lượn lên xuống, mấp mô, hàng loạt chuyên gia đã lên tiếng với những ý kiến trái chiều nhau.

    Cụ thể khi vào ga đoàn tàu phải giảm tốc độ, do đó thiết kế lên dốc để giảm tốc độ của đoàn tàu, hạn chế phanh hãm và tiêu thụ năng lượng.

    Khi ra khỏi ga đoàn tàu cần tăng tốc để đạt tốc độ vận hành thiết kế, do đó thiết kế trắc dọc xuống dốc để tạo gia tốc tự nhiên giúp đoàn tàu tăng tốc và giảm tiêu thụ năng lượng.

    Do nhà ga thiết kế cao hơn đường nên khi hai đoàn tàu chạy ngược chiều đều đảm bảo nguyên tắc tàu vào ga lên dốc, tàu rời ga xuống dốc.

    Sự uốn lượn mấp mô xuất hiện liên tục trên con đường Nguyễn Trãi thẳng rộng.

    Trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ, PGS. TS Nguyễn Hồng Thái (Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội) cho rằng: Trường hợp đường sắt trên cao uốn lượn chỉ có thể xảy ra do mặt bằng cố định quyết định ví dụ địa hình buộc phải uốn lượn để giảm chi phí, kĩ thuật.

    Tuy nhiên, về logic, với giao thông, đường thẳng là đường ngắn nhất, hiệu quả nhất và cũng an toàn nhất. Trường hợp một đường thì càng thẳng càng tốt. Uốn lượn trong giao thông kiểu gì cũng có tác hại về cả kĩ thuật lẫn kinh tế.

    PGS.TS Nguyễn Hồng Thái cũng phân tích sâu hơn những vấn đề có liên quan trong việc tăng, giảm vận tốc của tàu:

    Nói về giảm tốc độ, có hai kĩ năng là cảnh báo và cưỡng bức.

    Với cưỡng bức, chỉ áp dụng khi người tham gia giao thông không nhìn thấy cảnh báo hoặc cố tình vi phạm. Chẳng hạn các gờ giảm tốc ở đoạn giao cắt giữa đường bộ với đường sắt. Cưỡng bức chỉ áp dụng trong trường hợp ý thức người tham gia giao thông kém và buộc phải nhắc nhở.

    Còn cảnh báo yêu cầu người tham gia giao thông phải tự ý thức, luôn trong tình trạng tỉnh táo tối ưu.

    Như vậy, việc uốn lượn có thể tạm xem như một hình thức cưỡng bức để đảm bảo an toàn.

    Thông thường, đường sắt trên cao ở nước ngoài đều được xây dựng thẳng tắp. Trong ảnh là một đoạn đường sắt trên cao ở bang Florida, Mỹ.

    Ông Thái cho rằng trong giao thông, các tiêu chí sẽ không đồng thời tối ưu. Không có trường hợp vừa tốt nhất, nhanh nhất lại vừa an toàn nhất. Ở các nước, việc xây dựng đường sắt kiểu uốn lượn như thế là rất hiếm vì họ có kĩ thuật cao, dù không có cưỡng bức thì người điều khiển vẫn đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn khi điều khiển phương tiện.

    PGS.TS Nguyễn Hồng Thái cũng nhấn mạnh, kĩ năng, kĩ thuật và trách nhiệm của người điều khiển nhằm đảm bảo an toàn giao thông là vấn đề lớn cần phải quan tâm nếu cho rằng đường sắt uốn lượn để tối ưu hóa trong khai thác.

    Trong khi đó, trả lời trên báo điện tử Trí thức trẻ, tiến sĩ Phạm Xuân Mai (khoa kỹ thuật giao thông, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM), các tuyến đường sắt ở nước ngoài không có chuyện uốn lượn lên xuống như vậy. Việc uốn lượn chỉ làm khó khăn thêm nhiều thứ chứ không đem lại lợi ích nào.

    “Chẳng hạn, sẽ gây khó khăn trong việc xây dựng để đảm bảo độ dốc phù hợp, khi hãm xe thì cũng phải hãm đúng mức với độ dốc, nhìn chung sẽ không tiết kiệm được gì”, TS. Mai nói.

    Về logic, với giao thông, đường thẳng là đường ngắn nhất, hiệu quả nhất và cũng an toàn nhất. Trong ảnh là tuyến đường sắt trên cao ở thành phố Deagu, Hàn Quốc.

    Trên nguyên tắc, vẫn có trường hợp xây dựng đường sắt trên cao uốn lượn nhưng thực tế không ai lại dùng độ uốn lượn đó để hãm phanh mà dùng kĩ thuật (phanh điện từ).

    Bên cạnh đó, khi phương tiện đang di chuyển với tốc độ nhanh mà đường uốn lượn sẽ dễ làm phương tiện mất ổn định, mất an toàn, ông Mai cho biết thêm.

    Điều quan trọng cuối cùng, là tất cả mọi tân tiến của thiết bị và công nghệ cộng với trình độ và kĩ năng của người điều khiển, tất cả phải nhằm để tối ưu hóa một đối tượng cao nhất chính là hành khách.

    Trả lời trên Infonet, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng – nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết: “Về lý thuyết, đường sắt bao giờ cũng phải ưu tiên chạy trên mặt phẳng, trừ lúc vào đoạn đường cong thì phải làm lượn dần một bên theo quy chuẩn cho phép để chống lực li tâm”.

    Theo ghi nhận, ở nhiều nước trên thế giới, đường sắt trên cao thường được xây dựng theo đường thẳng. Tuy nhiên, cũng có một số nước xây dựng đường sắt trên cao với những uốn lượn mấp mô ở đoạn gần ra vào ga.

    Trong ảnh là hệ thống đường trên cao tại Bangkok, Thái Lan, đoạn gần vào ga được xây dựng với độ uốn lượn khá rõ.
    Tuy nhiên, đoạn uốn cong trên đường sắt ở Thái Lan kéo dài và tiếp theo đó lại là một đường thẳng, không hề có sự mấp mô nào.

    YÊN YÊN(Tổng hợp)


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/duong-sat-tren-cao-nuoc-ngoai-co-uon-luon-nhu-o-viet-nam-a100205.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.