+Aa-
    Zalo

    Dùng nha đam có giảm cháy nắng không?

    (ĐS&PL) - Cây nha đam (lô hội) còn được gọi là “cây chữa bỏng” nhờ khả năng giảm cháy nắng, làm dịu da một cách thần kỳ.

    Tác dụng của nha đam trong việc chữa lành vết cháy nắng 

    Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng với đặc tính làm dịu, chất gel nha đam trong suốt có trong các lá dày của cây nha đam có thể giúp chữa lành vết cháy nắng, thậm chí còn hiệu quả trong chữa lành vết bỏng cấp độ 1 đến cấp độ 2, bao gồm bỏng nắng nhẹ đến bỏng mức trung bình. Nha đam hoạt động theo một số cách để điều trị cháy nắng như sau:

    Giảm viêm: Chính một số hợp chất trong lá lô hội là Anthraquinones, Bradykinase, Axit salicylic giúp ức chế con đường Cyclooxygenase mang lại tác dụng chống viêm khử trùng, giảm đau, mẩn đỏ hiệu quả.

    Kích thích quá trình sản xuất collagen: Lô hội có thể cải thiện cảm giác và sự xuất hiện của vết cháy nắng thông qua việc kích thích sản xuất collagen, giúp cải thiện độ săn chắc, khô ráp và đàn hồi của da.

    Dưỡng ẩm cho da:Gel nha đam chứa các chất gọi là Mucopolysaccharides, là loại đường chứa một số axit amin giúp giữ ẩm cho da, làm mềm các tế bào da cứng.

    Chứa vitamin: Lô hội có chứa vitamin A,C, E, là những chất chống oxy hóa có thể vô hiệu hóa các gốc tự do, từ đó giảm tác hại của ánh nắng mặt trời.

    Dùng nha đam có giảm cháy nắng không? Ảnh minh hoạ

    Dùng nha đam có giảm cháy nắng không? Ảnh minh hoạ

    Cách dùng nha đam trị cháy nắng

    Để chữa cháy nắng, bạn có thể thoa một ít gel nha đam nguyên chất tách từ bên trong lá nha đam lên vùng da bị tổn thương, tần suất vài lần/ngày. Nếu bạn bị cháy nắng nặng (còn gọi là nhiễm độc ánh nắng mặt trời), hãy đến gặp bác sĩ da liễu trước khi dùng nha đam lên da.

    Bạn có thể tự trồng cây lô hội tại nhà, hoặc có thể mua chiết xuất lô hội ở các cửa hàng hoặc trên mạng. Nha đam có thể được dùng linh hoạt theo nhiều cách khác nhau:

    Dùng trực tiếp từ cây

    Nha đam được dùng tốt nhất dưới dạng gel nha đam nguyên chất. Nếu bạn có cây nha đam, hãy cắt bỏ một phần của nó cho đến khi thấy chất gel trong suốt xuất hiện bên trong. Hãy bôi gel trực tiếp lên da để chữa cháy nắng nhẹ.

    Gel nha đam bán sẵn

    Nếu bạn không thể tận tay trồng cây, hãy tìm loại gel nha đam 100% được bán trực tuyến hoặc ở hiệu thuốc gần nhà và bôi một lớp gel trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

    Tắm nước nha đam

    Đổ đầy nước ấm vào bồn tắm và thêm vài thìa gel nha đam. Ngâm mình trong bồn ít nhất 20 phút. Điều này sẽ giúp giảm đau và cảm giác nóng rát đồng thời giúp giảm ngứa.

    Uống nước ép nha đam

    Bạn có thể tìm thấy nước ép nha đam ở hầu hết các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe. Uống nước ép nha đam giúp giảm viêm và mẩn đỏ do cháy nắng.

    Làm mặt nạ nha đam

    Trộn gel nha đam với vài giọt nước cốt chanh và thoa hỗn hợp lên vùng da bị tổn thương. Để nó trong 15 phút và sau đó rửa sạch bằng nước mát. Điều này sẽ giúp giảm mẩn đỏ và mang lại cảm giác mát lạnh.

    Ăn nha đam sống

    Gel nha đam cũng được sử dụng nhiều trong thực phẩm, do vậy không lạ khi bạn có thể ăn gel nha đam trực tiếp từ cây. Chúng có thể mang lại một số lợi ích nhất định như giảm viêm trong cơ thể, nhưng sẽ không làm dịu cơn đau và kích ứng trên da trực tiếp.

    Nếu bạn chọn ăn nha đam, hãy đảm bảo rửa gel và vỏ ngoài thật kỹ để loại bỏ các vết mủ. Tuyệt đối không ăn các chế phẩm nha đam được bán dưới dạng sản phẩm chăm sóc da (kem dưỡng, gel....), chúng không được dùng để ăn và có thể chứa nhiều thành phần không an toàn để ăn.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dung-nha-am-co-giam-chay-nang-khong-a471116.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan