+Aa-
    Zalo

    Dùng món “khoái khẩu” ở nhà hàng xóm, người đàn ông tử vong do nhiễm bệnh

    (ĐS&PL) - Sau khi ăn món tiết canh đã hấp chín ở nhà hàng xóm, ông H. có biểu hiện sốt, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt buồn nôn và phải đi cấp cứu ngay trong đêm.

    Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Nguyên, địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu lợn.

    VietNamNet đưa tin, bệnh nhân là ông N.V.H. (50 tuổi, trú tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên) tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Trước đó, tối 6/8, ông H. sang nhà sàng xóm ăn cơm. Bữa ăn có món tiết canh đã hấp chín. Đến 21h cùng ngày, người đàn ông này có biểu hiện sốt, rối loạn tiêu hóa.

    Tiết canh ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Ảnh minh họa

    Tiết canh ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Ảnh minh họa

    Khoảng 2h sáng 7/8, bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, buồn nôn... nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Định Hóa (Thái Nguyên) và được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng liên cầu không xác định được vị trí kèm theo đột quỵ, không xác định do xuất huyết hay nhồi máu, tăng huyết áp và suy thận mạn tính. 

    Nam bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dương tính với liên cầu lợn. Đến chiều 9/8, bệnh nhân tử vong.

    Thực tế, đây không phải trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu lợn đầu tiên. Trước đó, Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết, ông L.Đ.T. (41 tuổi, ở xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương) đến Trạm Y tế xã Quảng Hải khám chiều 23/7, với triệu chứng sốt cao, đau đầu, ù tai, lòng bàn chân trái sưng bầm tím.

    Trạm Y tế xã Quảng Hải nghi ông T. bị nhiễm trùng máu nên chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa điều trị.

    Sau đó bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn liên cầu lợn, chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị. Đến ngày 2/8, bệnh nhân T. tử vong.

    Theo người nhà nạn nhân, trước khi đến Trạm Y tế xã thăm khám, bố ông T. mua lòng lợn và tiết lợn sống ở chợ xã Quảng Hải về chế biến thức ăn. Ông T. tự tay đánh tiết canh rồi ăn hai bát, thông tin trên báo Dân Trí.

    Liên cầu khuẩn lợn có thể lây nhiễm sang người khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh và lợn lành nhưng mang nguồn bệnh qua hoạt động giết mổ, chế biến và sử dụng thịt lợn bệnh không chế biến kỹ. Vi khuẩn này còn lây sang người qua những vết thương hở trên da.

    Bệnh thường có một số triệu chứng như sốt, đau đầu, điếc tai, nôn ói, rối loạn tri giác, cứng gáy, xuất huyết dưới da và tiêu hóa.

    Vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn xâm nhập vào máu sẽ sinh sản nhanh chóng và tiết ra nhiều độc tố. Lúc này, ngoài các triệu chứng nêu trên, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố nặng với các biểu hiện: tụt huyết áp, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng, trụy tim mạch, suy hô hấp, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

    Vì vậy, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Nguyên khuyến cáo người dân trên địa bàn không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dung-mon-khoai-khau-o-nha-hang-xom-nguoi-an-ong-tu-vong-do-nhiem-benh-a455079.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    2 bênh nhân nhập viện cấp cứu vì mắc liên cầu lợn

    2 bênh nhân nhập viện cấp cứu vì mắc liên cầu lợn

    PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện Trung tâm đang cấp cứu và điều trị cho hai bệnh nhân bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu lợn. Một trường hợp bị mắc bệnh sau khi giết mổ và ăn thịt lợn ốm, còn một trường hợp khác bị liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.