+Aa-
    Zalo

    Đừng ăn sắn nếu bạn là một trong những nhóm người này

    (ĐS&PL) - Sắn là loại thực phẩm đã quá quen thuộc có nhiều tác dụng với sức khoẻ nhưng loại củ này cũng rất dễ khiến người ăn bị ngộ độc.

    Sắn là một nguồn cung cấp carbohydrate dồi dào, giàu calo và chứa các vitamin, khoáng chất quan trọng; cung cấp vitamin C, thiamine, riboflavin và niacin. Sắn cũng là một nguồn cung cấp tinh bột kháng, có thể tăng cường sức khỏe đường ruột bằng cách giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

    Mặc dù vậy, trong sắn có chứa một thành phần độc tố khá nguy hiểm, mọi người cần hết sức cẩn trọng khi ăn.

    Đừng ăn sắn nếu bạn là một trong những nhóm người này - 1

     

    Những lợi ích sức khoẻ của củ sắn

    Chăm sóc sức khỏe làn da

    Từ xa xưa các bà các mẹ xem củ sắn như loại thực phẩm vàng trong việc chăm sóc sắc đẹp, đặc biệt là giúp da trắng sáng, mịn màng. Được biết, trong củ sắn có hàm lượng nước và các khoáng chất dồi dào nên có tác dụng cấp ẩm, trị thâm nám, hỗ trợ làm sáng da. Còn chần chờ gì nữa mà chị em không thêm ngay củ sắn vào thực đơn trong các bữa ăn để sở hữu làn da khỏe, đẹp.

    Giảm cân, cải thiện vóc dáng

    Ngoài giúp làm đẹp da, củ sắn còn được biết đến với công dụng thần kỳ là hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng. Thành phần chủ yếu trong củ sắn bao gồm nước, chất xơ, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt chứa hàm lượng calo thấp. Điều này giúp cơ thể no lâu, hạn chế thèm ăn. Vì thế, nếu có ý định giảm cân chị em nhất định không thể bỏ qua củ sắn.

    Giúp xương chắc khỏe hơn

    Không chỉ mang lại tác dụng bên ngoài mà củ sắn còn mang lại nhiều lợi ích từ bến trong, chẳng hạn như tác dụng tăng cường sức khỏe xương khớp. Trong củ sắn có chứa hàm lượng lớn kali, phốt pho.

    Đây cũng chính là hai loại khoáng chất không thể thiếu cho sự phát triển của xương khớp. Vì thế, để có hệ xương khớp chắc khỏe, bạn hãy bổ sung thật nhiều sắn nhé.

    Hạn chế tình trạng táo bón

    Thiếu chất xơ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng táo bón. Đồng thời, củ sắn chứa lượng lớn chất xơ, điều này giúp tăng cường hoạt động tiêu hoá, cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, củ sắn còn giúp cần bằng chỉ số đường huyết, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

    Tốt cho hệ tiêu hoá

    Được biết, thành phần của củ sắc có tính chất tương tự như bazơ kiềm. Điều này có tác dụng làm dịu, giảm tiết axit dạ dày. Từ đó, hạn chế được các nguy cơ hình thành nên bệnh như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. 

    Đừng ăn sắn nếu bạn là một trong những nhóm người này - 2

     

    Những người không nên ăn sắn

    Phụ nữ mang thai

    Củ sắn chứa axit cyanhydric (HCN) có thể gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc. Do đó, bà bầu nên tránh ăn món này để an toàn cho cả mẹ và bé.

    Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi

    Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nót nên chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa cũng như đào thải chất độc do đó phụ huynh không nên cho bé ăn nhiều những món chứa chất độc như măng, sắn kẻo chất độc tích tụ trong cơ thể. Đặc biệt, không cho trẻ ăn sắn khi đói.

    Người hay bị rối loạn tiêu hóa

    Ăn sắn cũng có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy người có “bụng dạ” yếu cũng không nên ăn sắn.

    Người hay bị ốm, sức đề kháng kém

    Những người có sức đề kháng kém cũng rất dễ bị ngộ độc cyanhydri trong sắn.

    Cách chế biến sắn không gây ngộ độc

    Với những thực phẩm có nguy cơ gây độc như sắn, cách an toàn nhất là gọt vỏ, hấp, luộc, nấu chín tùy ý.

    Không nên ăn những củ sắn lâu năm hoặc sắn dẻo không bở, sắn có vị đắng, đọt sắn non. Những loại này có chứa nhiều HCN có thể gây ngộ độc.

    Sắn cắt lát và phơi khô cũng làm giảm chất độc. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều sắn khi đói bụng và nên ăn kèm với các thức ăn khác.

    Khi ăn sắn nên chấm với đường hay mật để trung hòa chất độc. Nếu thấy sắn có vị đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều axít cyanhydric.

    Đừng ăn sắn nếu bạn là một trong những nhóm người này - 3

     

    Lưu ý

    Không nên ăn nhiều sắn vào lúc đói. Không nên ăn sắn nhiều vào buổi tối, vì nếu bị ngộ độc, nạn nhân đang ngủ khó phát hiện. Không nên cho trẻ nhỏ ăn sắn vì trẻ dễ bị ngộ độc và khi bị ngộ độc thường nặng hơn.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ung-an-san-neu-ban-la-mot-trong-nhung-nhom-nguoi-nay-a448638.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ai không nên ăn đào?

    Ai không nên ăn đào?

    Đào không chỉ là một loại quả có hương vị ngon ngọt còn là loại trái cây có nhiều dinh dưỡng, công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, một số người không nên ăn đào.