(ĐSPL) - Khủng hoảng tại Hy Lạp đã giúp Chính phủ Đức tiết kiệm khoảng 100 tỷ euro (109 tỷ USD) chi phí trả lãi, khi nhà đầu tư mua trái phiếu nước này để trú ẩn.
Báo cáo của Viện nghiên cứu Kinh tế Leibniz (IWH) cho biết Đức đã tiết kiệm được số tiền lãi trị giá hơn 3\% GDP giai đoạn 2010 - 2015, phần lớn nhờ cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp. Theo đó, mỗi lần khủng hoảng nợ Hy Lạp lên cao trào, trái phiếu Chính phủ Đức lại giảm. Còn khi nào tình hình được cải thiện, lãi suất này lại tăng lên.
Lãi suất giảm đã giúp Đức tiết kiệm đáng kể tiền lãi phải trả cho những người nắm giữ. Báo cáo cũng chỉ ra Đức vẫn sẽ có lợi nếu Hy Lạp vỡ nợ tất cả các khoản vay hoặc tình hình đột ngột lắng dịu. Do trái phiếu kỳ hạn dài và trung bình đã được phát hành từ trước và vẫn còn nhiều năm nữa mới đáo hạn. Trái phiếu các nước khác, như Mỹ, Pháp và Hà Lan cũng được hưởng lơi, nhưng quy mô nhỏ hơn rất nhiều.
Đức, quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với các khoản nợ tại khu vực châu Âu, đã yêu cầu những cải cách nghiêm khắc và khó khăn đối với Hy Lạp, nhằm đổi lại việc quốc gia này sẽ nhận được các gói cứu trợ mới từ chủ nợ quốc tế.
Khủng hoảng tại Hy Lạp đã giúp Chính phủ Đức tiết kiệm khoảng 100 tỷ euro (109 tỷ USD) chi phí trả lãi, khi nhà đầu tư mua trái phiếu nước này để trú ẩn. |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Wolfgang Schaeuble đã phản đối việc giảm nợ cho Hy Lạp, trong khi nhấn mạnh rằng, chính phủ Đức đang nỗ lực để cân bằng ngân sách.
Các cân đối ngân sách đó, hóa ra, cho thấy việc giảm lãi suất khiến chính phủ Đức tiết kiệm được một khoản 100 tỷ euro tính từ năm 2010, chiếm khoảng 3\% GDP, theo IWH.
“Kể cả khi Hy Lạp không trả bất kỳ một đồng nào thì Đức cũng được hưởng lợi về tài chính từ cuộc khủng hoảng”, đây là nhận định mà IWH đưa ra.
Cùng với đó, trái phiếu của một số quốc gia khác kể cả Mỹ, Pháp, và Hà Lan cũng được hưởng lợi, dù không đáng kể.
Theo thông tin mới nhất, Hy Lạp và các chủ nợ đã thông qua các dự thảo về gói cứu trợ thứ 3 lên tới 86 tỷ Euro, trước khi Hy Lạp phải trả 3,4 tỷ euro cho Ngân hàng Trung ương châu Âu vào ngày 20/8 tới đây.
Hy Lạp đã phải cầu viện sự cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) năm 2010. Đức đã cấp tiền cứu Hy Lạp suốt 5 năm qua, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua IMF và Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM).
Ngọc Anh (Tổng hợp)
[mecloud]hW4PuPLAQW[/mecloud]