Theo thông tin quân sự mới nhất do hãng tin Reuters đăng tải, ngày 18/9, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết nước này sẽ gửi thêm một gói viện trợ mới trị giá 400 triệu euro (427,84 triệu USD) tới Ukraine. Song, Berlin vẫn chưa đưa ra quyết định liệu có gửi tên lửa hành trình Taurus cho Kiev hay không.
Ông Pistorius tiết lộ thêm rằng, gói viện trợ này sẽ bao gồm nhiều loại đạn dược, phương tiện bảo vệ cùng hệ thống rà phá bom mìn. Chính phủ Đức cũng đang có kế hoặc gửi thêm cả gửi quần áo, máy phát điện và nhiệt hỗ trợ Ukraine trong mùa đông sắp tới.
"Chúng tôi sẽ cung cấp thêm các loại đạn dược: đạn nổ mạnh và súng cối, tên lửa chống mìn", Bộ trưởng Pistorius nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bild trước cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine tại Căn cứ Không quân Ramstein.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhấn mạnh, ở thời điểm hiện tại, đạn dược là thứ Ukraine cần nhất. "Ngoài ra, chúng tôi sẽ hỗ trợ về các phương tiện phòng thủ và hệ thống rà phá bom mìn. Chúng tôi cũng đã quan tâm đến mùa đông sắp tới: chúng tôi sẽ gửi quần áo, máy phát điện và nhiệt”, ông Pistorius nói thêm.
Đề cập đến khả năng cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng chính phủ Đức phải "cân nhắc kỹ lưỡng từng lô cung cấp vũ khí".
"Cần phải làm rõ nhiều khía cạnh chính trị, pháp lý, quân sự và kỹ thuật. Việc này khá khó khăn. Vẫn chưa quyết định liệu chính phủ liên bang có cung cấp tên lửa hành trình Taurus hay không", ông Pistorius chia sẻ đồng thời tiết lộ thêm một rằng chính phủ Đức cần xem xét về khả năng những tên lửa như vậy có thể được sử dụng ở Ukraine mà không cần sự tham gia của binh sĩ Bundeswehr (Lực lượng vũ trang Đức).
Trước đó, ngày 23/8, phát biểu tại diễn đàn Crimean Platform, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết tính đến nay Berlin đã hỗ trợ Kiev với tổng số tiền hơn 22 tỷ euro từ lều bạt, máy phát điện cho đến xe tăng và hệ thống phòng không. Theo lời của bà, Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine "miễn là cần thiết".
Hàng thông tấn Tass nhận định, Đức hiện là nhà cung cấp vũ khí thứ hai cho Ukraine sau Mỹ. Gần đây chính phủ Kiev đang yêu cầu cung cấp tên lửa hành trì tầm xa Taurus nhưng Berlin vẫn chưa đưa ra quyết định về vấn đề này.
Trong khi đó, Nga đã nhiều lần lên án việc phương Tây và Mỹ liên tục chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Chính quyền Tổng thống Vlaldimir Putin cho rằng những vũ khí này sẽ chỉ kéo dài và làm tăng nguy cơ gây ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn.
Phương Uyên(Theo Tass và Reuters)