+Aa-
    Zalo

    Dự thảo Luật BHXH sửa đổi: Một số đề xuất mới về đóng bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp

    (ĐS&PL) - Trong Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi được Chính phủ trình Quốc hội trong thời gian vừa qua, có một số đề xuất mới về đóng bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp. Đây là vấn đề được dư luận rất quan tâm vì tác động trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

    Bổ sung đối tượng lao động được đóng BHXH

    Theo Tờ trình 527/TTr-CP của Chính phủ về Dự thảo Luật BHXH sửa đổi, dự thảo mới đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bằng việc bổ sung thêm các đối tượng như:

    - Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.

    - Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt).

    - Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên, phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019.

    Với quy định trên, doanh nghiệp sẽ phải lập hồ sơ đăng ký tham gia và đóng bảo hiểm xã hội bổ sung cho một bộ phận lao động tại doanh nghiệp như: người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ không hưởng tiền lương; lao động không trọn thời gian; trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng đảm bảo nội dung để được coi là hợp đồng lao động.

    mot so de xuat moi ve dong bao hiem xa hoi trong doanh nghiep0
    Người sử dụng lao động có thể bị phạt nặng nếu chậm đóng BHXH cho người lao động. Ảnh minh họa

    Dự kiến, doanh nghiệp sẽ phải bỏ thêm một khoản chi phí không nhỏ để đảm bảo đóng bảo hiểm đầy đủ cho người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người tham gia BHXH bắt buộc sẽ hưởng các chế độ bao gồm: ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Bổ sung thêm nhiều đối tượng được doanh nghiệp đóng BHXH

    Tờ trình 527/TTr-CP của Chính phủ về Dự án Luật BHXH sửa đổi, dự thảo mới đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bằng việc bổ sung thêm các đối tượng như:

    - Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh);

    - Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

    - Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương;

    - Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt);

    - Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên, phù hợp với Bộ luật Lao động 2019.

    Chế tài với doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH cho người lao động

    Đây là một trong những đề xuất mới về đóng bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp đáng chú tại dự thảo mới, vấn đề tác động trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

    Theo dự thảo Luật BHXH sửa đổi, người sử dụng lao động có hành có hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH còn có thể bị xử lý bằng các biện pháp sau:

    - Với số tiền trốn đóng sẽ bị tính lãi 0,03%: Đối với người sử dụng lao có hành vi không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau thời hạn đóng chậm nhất. Cùng với đó, người sử dụng lao động vẫn phải đóng đủ số tiền trốn đóng và bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

    - Cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng sử dụng hóa đơn: Đối với người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH từ 06 tháng trở lên, đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền BHXH bắt buộc phải đóng.

    - Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn xuất cảnh: Đối với người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH từ 12 tháng trở lên, đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền BHXH bắt buộc phải đóng.

    - Cơ quan BHXH có quyền khởi kiện và kiến nghị khởi tố đối với trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH theo quy định của Bộ luật Hình sự.

    Thêm vào đó, dự thảo mới còn bổ sung quy định về việc người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia BHXH không đầy đủ, kịp thời mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

    Mức tiền lương đóng BHXH tối thiếu, tối đa cho người lao động có thay đổi lớn

    Theo đề xuất mới tại dự thảo Luật BHXH sửa đổi, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc đã được quy định cụ thể hơn theo hướng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng, bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

    Đặc biệt để đáp bảo phù hợp với tiến trình cải cách tiền lương, bỏ mức lương cơ sở, dự thảo mới đã có sự thay đổi về mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu và tối đa như sau:

    * Hiện nay:

    - Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu: Luật BHXH năm 2014 không quy định cụ thể nhưng từ quy định về tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc và quy định về tiền lương trong BLLĐ năm 2019 có thể hiểu mức tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu của người lao động làm việc tại khu vực ngoài nhà nước bằng mức lương tối thiểu vùng tháng do Chính phủ công bố.

    Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa: Bằng 20 lần mức lương cơ sở.

    * Dự thảo Luật BHXH sửa đổi:

    - Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu: Bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

    Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa:Bằng 08 lần mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

    Theo quyết định 959/QĐ-BHXH quy định mức đóng BHXH hiện nay cụ thể như sau:

    Mức đóng BHXH 26% trong đó: người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 18%. 18% đơn vị đóng  bao gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    Mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% trong đó: người lao động đóng 1,5%, đơn vị đóng 3%.

    Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2% trong đó người lao động đóng 1%, đơn vị đóng 1%

    Theo đó, tổng số tiền mỗi người lao động phải đóng khi tham gia BHXH bắt buộc là 10,5%. Trách nhiệm của đơn vị là 22% và không phát sinh thêm bất cứ một khoản chi phí nào. Kinh phí công đoàn 2%: do doanh nghiệp đóng. Nếu người lao động tự nguyện đăng ký gia nhập và tham gia tổ chức công đoàn thì người lao động đóng thêm 1%  đoàn phí công đoàn. 

    Bảo An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/du-thao-luat-bhxh-sua-doi-mot-so-de-xuat-moi-ve-dong-bao-hiem-xa-hoi-trong-doanh-nghiep-a598155.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Báo cáo kết quả thẩm tra, phân tích ưu và nhược điểm của 2 phương án rút BHXH một lần

    Báo cáo kết quả thẩm tra, phân tích ưu và nhược điểm của 2 phương án rút BHXH một lần

    Chiều 2/11, tại Nhà Quốc hội, thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 6, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trước Quốc hội. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp.