+Aa-
    Zalo

    Đồng tiền Việt Nam chỉ mất giá 2% trong năm 2023

    (ĐS&PL) - Phó Thống đốc NHNN cho biết, giá trị VND tiếp tục được giữ vững, chỉ mất giá khoảng 2%, trong khi nhiều nước lớn giá trị đồng tiền mất đến hơn 10%.

    Tại họp báo Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2024 diễn ra sáng 3/1, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, tăng trưởng tín dụng năm 2023 là 13,5% - thấp hơn so với kỳ vọng 14% đề ra đầu năm. Do nền kinh tế khó khăn nên cầu tín dụng giảm thấp song "13,5% cũng là một con số hết sức tích cực". Nếu như đến 28/12/2023 tín dụng tăng khoảng 13%, thì đến hết 31/12/2023 tín dụng tăng tối thiểu 13,5%.

    dong tien viet nam chi mat gia 2 trong nam 2023 3
    Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu tại họp báo.

    Theo Phó Thống đốc, năm qua, NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt, góp phần ổn định vĩ mô. Lạm phát ổn định, dự trữ ngoại hối gia tăng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đạt 5,5% trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn chưa có tiền lệ.

    Giá trị VND tiếp tục được giữ vững, chỉ mất giá khoảng 2%, trong khi nhiều nước lớn giá trị đồng tiền mất đến hơn 10%, thông tin trên báo Vietnamnet.

    Năm 2023, NHNN đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay. Đến thời điểm này, lãi suất cho vay đã xuống rất thấp, kể cả đối với lĩnh vực không thuộc lĩnh vực ưu tiên.

    Đây là mức lãi suất thấp nhất trong 20 năm vừa qua trong bối cảnh lãi suất đầu năm 2023 là vấn đề rất gay gắt.

    “Có thể nói, lãi suất cho vay đang thấp nhất trong vòng 20 năm qua và nhiều ngân hàng thương mại cho biết lãi suất không thể thấp hơn được nữa. Hiện tại còn rơi rớt lại những khoản lãi suất cao là của những kỳ hạn trước đây khi ngân hàng thương mại huy động với lãi suất cao. Nhưng chắc chắn rằng đến năm 2024 sẽ không còn duy trì được mức này nữa", báo VTC News dẫn lời ông Tú.

    Chia sẻ rõ hơn về vấn đề này, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, lãi suất qua đêm giữa các ngân hàng hiện đang rất thấp ở mức  0,2 - 0,3%, tạo điều kiện rất tốt để các tổ chức tín dụng có dư địa cho vay với lãi suất thấp.

    “Lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng thương mại tại các giao dịch mới phát sinh ở mức 3,9%/năm, lãi suất cho vay bình quân tại các giao dịch mới phát sinh ở mức 6,7%/năm, giảm trên 2% so với thời điểm cuối năm 2022. Do đó, lãi suất huy động và cho vay tại các ngân hàng ở thời điểm hiện tại đang thấp hơn khá xa so với trước đại dịch COVID-19”, ông Quang khẳng định.

    Ông Phạm Chí Quang cho biết thêm , trong thời gian qua, mặt bằng lãi suất huy động giảm nhanh chóng, hiện tại bình quân lãi suất huy động tại các giao dịch mới phát sinh chỉ ở mức 3,9%/năm. 80% nguồn vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay đến từ ngắn hạn, 20% đến từ trung và dài hạn. Trong khi đó, trên 50% dư nợ tín dụng do trung và dài hạn. 

    “Dù lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại có xu hướng giảm trong thời gian dài qua nhưng 50% dơ nợ tín dụng lại nằm ở cho vay trung và dài hạn nên đương nhiên lãi suất cho vay trung và dài hạn có độ trễ rất xa xo với lãi suất huy động”, ông Quang nói.

    Ông Quang lý giải thêm, các ngân hàng cho vay trung và dài hạn thường dựa vào lãi suất trung và dài hạn 12 tháng hoặc 20 tháng cộng với biên độ, dẫn đến lãi suất cho vay trung và dài hạn sẽ giảm chậm hơn rất nhiều, theo báo VTC News.

    Vân Anh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dong-tien-viet-nam-chi-mat-gia-2-trong-nam-2023-a605935.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan