Lễ hội bỏ mả thường diễn ra từ 3 - 5 ngày, nhưng việc chuẩn bị cho ngày lễ được mọi người sắp xếp trước đó cả tháng. Trai tráng trong làng vào rừng đốn gỗ, chặt trúc, cắt tranh đem về khu nhà mồ. Gia đình người thân quá cố làm rất nhiều vò rượu. Còn các già làng thì lo chuẩn bị mấy điệu nhạc cồng chiêng. Thiếu rượu và cồng chiêng là không làm vui lòng khi chia tay với người quá cố.
Sau khi xong các phần nghi lễ mọi người ăn uống, nhảy múa, đánh cồng chiêng. Trong các trang phục truyền thống, xung quanh khu vực nhà mồ, thanh niên trong làng dựng lên các đống lửa và mọi người nhảy múa theo tiếng nhạc cồng chiêng. Những bản nhạc cồng chiêng trong lễ bỏ mã của người Jrai cũng có điệu riêng, được sáng tác dành riêng cho ngày này.
Đội cồng chiêng thường là thanh niên trong làng đảm nhận, họ đánh và nhảy múa nhiều giờ liền mà không biết mệt mỏi. Khi hơi men rượu cần lan tỏa, tiếng nhạc cồng chiêng trên tay những nam thanh nữ tú của làng càng rộn ràng.
Những ngày lễ bỏ mả của dân làng thực sự là một ngày hội văn hóa tưng bừng đầy chất nghệ thuật. Trong những ngày này, người sống ăn bữa ăn cộng cảm cuối cùng với người chết để rồi lưu truyền tiễn đưa người chết về thế giới bên kia bằng bài tiếng nhạc cồng chiêng, bằng những điệu múa soang.
Click vào hình dưới để xem clip về các điệu cồng chiêng và múa soang trong lễ bỏ mả: