+Aa-
    Zalo

    Độc đáo giếng nước cổ mang kiến trúc Chăm trên đất Quảng Bình

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Giếng nước được nằm trên khu vực trung tâm của làng Pháp Kệ, theo đúng mô hình làng quê miền Bắc là cây đa, giếng nước, sân đình.

    (ĐSPL) - Giếng nước được nằm trên khu vực trung tâm của làng Pháp Kệ, theo đúng mô hình làng quê miền Bắc là cây đa, giếng nước, sân đình.
    Nằm tọa lạc ở thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), giếng nước cổ mang dáng dấp hình vuông vẫn còn được người dân Pháp Kệ tôn tạo và lưu giữ. Sau nhiều biến cố của thời gian, giếng nước cổ mang kiến trúc Chăm vẫn độc đáo và ghi dấu ấn một thời của người dân nơi đây.
    Không người dân nào trong thôn nhớ rõ, giếng nước cổ hình vuông xuất hiện từ lúc nào, nhưng theo ông Nguyễn Đình Cự, bí thư chi bộ thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương, từ khi ông sinh ra đã nghe ông bà, cha mẹ kể về ngôi giếng này và thường xuyên được đến đây lấy nước về cho cả gia đình sử dụng. Trên thành giếng vẫn còn ghi rõ năm 1924 được nhân dân tu sửa và tôn tạo lại.
    Theo chữ Hán được người dân dịch lại, đáy giếng và thành giếng được lát bằng ván gỗ trai. Giếng được xây từ sỏi, tơ hồng và mật mía. Qua lời kể của người dân địa phương, trước đây, giếng vốn là nguồn cung cấp nước chủ yếu của cả thôn Pháp Kệ. Một điều đặc biệt nữa, giếng nước này không bao giờ cạn, cho dù xung quanh vùng xảy ra khô hạn.
    Bên cạnh đó, giếng nước được nằm trên khu vực trung tâm của làng Pháp Kệ, theo đúng mô hình làng quê miền Bắc là cây đa, giếng nước, sân đình. Xung quanh giếng là cây đa trăm tuổi và sân đình của làng. Cứ vào dịp đầu tháng Giêng, nơi đây được người dân lấy làm nơi giỗ thành hoàng làng và dâng lễ cúng trời đất cho dân làng một năm mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tốt, người dân được bình an.
    Cũng qua lời kể của một người dân trong làng, trong thời chiến tranh, nơi đây thường được du kích chọn làm nơi trú ẩn vì có địa thế đẹp và thuận lợi. Vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, hễ giặc Pháp bước vào gần đến giếng nước thì đều bị tiêu diệt. Từ đó, giếng được gọi là giếng Cọp, ý nói rằng, đây là nơi dữ dằn đối với giặc Pháp.
    Trong một lần tham dự lễ thành hoàng làng, một nhà khảo cổ cho rằng, giếng Cọp mang dáng dấp của kiến trúc Chăm, xây dựng theo hình vuông, khác với giếng nước hình tròn mà chúng ta thường thấy.
    Sau đây là một số hình ảnh ghi lại tại giếng nước độc đáo này:
    Độc đáo giếng nước cổ mang kiến trúc Chăm trên đất Quảng Bình

    Độc đáo giếng nước cổ mang kiến trúc Chăm trên đất Quảng Bình
    Giếng mang dáng dấp của kiến trúc Chăm, được xây dựng theo hình vuông
    Độc đáo giếng nước cổ mang kiến trúc Chăm trên đất Quảng Bình
    Trước đây, giếng vốn là nguồn cung cấp nước chủ yếu của cả thôn Pháp Kệ
    Độc đáo giếng nước cổ mang kiến trúc Chăm trên đất Quảng Bình

    Độc đáo giếng nước cổ mang kiến trúc Chăm trên đất Quảng Bình
    Xung quanh giếng là cây đa trăm tuổi và sân đình của làng.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doc-dao-gieng-nuoc-co-mang-kien-truc-cham-tren-dat-quang-binh-a69695.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giếng nước ngọt kỳ lạ giữa biển Đông

    Giếng nước ngọt kỳ lạ giữa biển Đông

    Trên đảo Lý Sơn, cách mép biển chưa đến chục mét, 1 giếng nước ngọt lúc nào cũng đầy ăm ắp nước hàng trăm năm qua đã “giải cứu” cho người dân huyện đảo Lý Sơn mùa khô hạn.