+Aa-
    Zalo

    Doanh nghiệp thu mua bỏ trốn, nông dân “tố” bị ép trồng ớt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sau khi tham quan mô hình trồng ớt ở xã Nam Xuân thấy hay, cán bộ xã đã áp dụng cho xã mình nhưng gặp sự phản đối của nhiều hộ dân.

    (ĐSPL) - Sau khi tham quan mô hình trồng ớt ở xã Nam Xuân thấy hay, cán bộ xã đã áp dụng cho xã mình nhưng gặp sự phản đối của nhiều hộ dân.

    Để đồng bộ hóa mô hình, cán bộ xã đã dùng biện pháp cứng nhắc để ép dân trồng ớt. Nhưng sau khi thu mua ớt với số lượng lớn, chưa thanh toán tiền, công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển STEVIA á Châu (công ty á Châu) đơn vị ký hợp đồng trồng và thu mua ớt đã biệt tăm.

    Cán bộ xã nhiều lần cử người xuống số 582, đường Nguyễn Trường Tộ, xã Nghi Kim (TP.Vinh- Nghệ An - trụ sở công ty) nhưng không gặp được ai để đòi tiền cho dân. Đến nay, chính quyền địa phương vẫn chưa thể liên lạc được với đại diện công ty này.

    Có hay không việc xã ép dân trồng ớt?

    PV đã đến xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương, Nghệ An để tìm hiểu sự việc. Theo những người dân nơi đây, khi xã phổ biến mô hình trồng ớt, 1/4 số hộ dân trong xã đã không làm theo vì họ cho rằng từ trước đến nay, trồng lạc đất ven sông Rộ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

    Một số người dân cho biết, do không làm theo chủ trương của xã họ đã bị cán bộ xã từ chối giao dịch hành chính. "Chúng tôi không muốn trồng cây ớt vì sợ không có đầu ra nhưng cán bộ xã nói sẽ phạt tiền và từ chối giao dịch hành chính nên đành chấp nhận làm theo.

    Đến mùa thu hoạch, công ty đã cho người đến thu mua nhưng chúng tôi chưa nhận được đồng nào. Họ hứa ngày 31/7 sẽ thanh toán toàn bộ số tiền nhưng đến nay vẫn bặt vô âm tín. Lên UBND xã để hỏi sự tình thì cán bộ khất hết lần này đến lần khác", bà Nguyễn Thị T., một người dân xóm 3 cho biết.

    (bgiay)Lao đao vì doanh nghiệp thu mua bỏ trốn,nông dân “tố” bị x

    Một số hộ đã phá ớt sang trồng lạc và ngô.

    Bằng các biện pháp "cứng", lãnh đạo xã đã ép được gần 100\% những hộ có đất ở ven sông Rộ buộc họ phải bỏ trồng lạc, có nhiều hộ trồng ngô đã lên được 15cm nhưng cũng phải phá để trồng ớt.

    Trong hợp đồng ký với công ty á Châu, nếu người nông dân cấy ớt đúng thời vụ thì công ty sẽ hỗ trợ 100\% giống. Nhưng do thời tiết xấu, chậm tiến độ mấy ngày nên người dân phải chịu 50\%, (giá một cây ớt là 200 đồng). Giá ớt quả công ty á Châu ký với xã Thanh Khê trong hợp đồng là 6 nghìn đồng/1kg.

    Trước sự việc trên, ông Nguyễn Khắc Tân - Phó Chủ tịch xã Thanh Khê cho biết: "Trước khi đưa mô hình này vào áp dụng. Chúng tôi đã tổ chức cho cán bộ đi tham quan mô hình ở xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn. Thấy cây ớt mang lại hiệu quả rất cao, hơn nữa phía đầu ra đã có công ty á Châu muốn ký hợp đồng thu mua nên chúng tôi mới triển khai.

    Chúng tôi đã tổ chức 17 cuộc họp từ xã đến thôn, đến chi hội nông dân, họp bàn vận động người dân trồng ớt. Chỉ có 1/4 số hộ dân không đồng ý.Không có việc chúng tôi ép người dân trồng ớt. Để triển khai chủ trương đồng bộ, chúng tôi đã thuyết phục người dân bằng biện pháp... hơi cứng nhắc mà thôi.

    Còn về việc người dân nói chúng tôi ngừng giao dịch hành chính với những hộ không trồng cây ớt là không chính xác. Khi người dân lên xã làm các giấy tờ, chúng tôi chỉ nhắc nhở và giải thích với họ mô hình trồng ớt là chính sách của xã và Nhà nước, các hộ dân nên làm theo. Chúng tôi chưa phạt tiền hộ dân nào. Cũng chưa có trường hợp dân lên xã làm giấy tờ mà chúng tôi không giải quyết".

    Công ty xù nợ

    Được biết, khi ký hợp đồng với công ty á Châu, xã sẽ triển khai trồng ớt trên diện tích 15 ha nhưng trên thực tế xã chỉ trồng được 11 ha. Theo cán bộ xã, nhiều hộ dân lấy giống về đã không trồng hoặc trồng theo kiểu đối phó, không bón phân, không chăm sóc. Có một số hộ, sau khi trồng ớt đã phá để trồng lạc ngô.

    Việc công ty á Châu thu mua nhưng chưa thanh toán tiền khiến cho cán bộ xã rất bức xúc. Hiện tại công ty đã thanh toán ba đợt đầu 10 tấn ớt và đã trả cho dân 60 triệu đồng. Sau họ tiếp tục thu mua 33 tấn ớt nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán cho người dân.

    "Công ty á Châu không trả tiền cho người dân trong xã khiến chúng tôi cũng rất đau đầu. Người dân phản ứng rất gay gắt với cán bộ xã. Trước đây, nhiều lần liên lạc họ cứ hẹn ngày này qua ngày khác. Ngày 4/8, chúng tôi đã cử người trực tiếp xuống trụ sở công ty nhưng thấy họ khóa cửa. Những hộ dân xung quanh cho biết họ đã đi cách đây một tháng. Giờ chúng tôi cũng không biết đi đòi nợ ở đâu", ông Tân nói.

    PV báo Đời Sống và Pháp Luật đã trực tiếp đến trụ sở của công ty để kiểm chứng nhưng không gặp bất kỳ nhân viên nào ở đó. Liên lạc số điện thoại của ông Phan Thế Dũng - Giám đốc công ty á Châu thì máy không liên lạc được.

    Chính quyền xã họp bàn bồi thường cho dân

    "Xã Thanh Khê đã tổ chức họp bàn về việc sẽ bồi thường 2/3 số tiền cho người dân. Nhưng hiện nay nguồn vốn của xã không có, chúng tôi dự định vay tạm một doanh nghiệp nào đó để bồi thường cho người dân. Hiện tại, bộ phận nông nghiệp đang thống kê chi phí để hoàn trả.

    Riêng tiền thuốc sâu và giống do công ty đã xù nợ nên xã vẫn chưa thống kê được. Lần đầu, áp dụng mô hình mới nên cán bộ xã còn lúng túng. Nếu chúng tôi chặt chẽ hơn trong việc ký hợp đồng thì không xảy ra việc như ngày hôm nay", ông Nguyễn Khắc Tân cho biết thêm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doanh-nghiep-thu-mua-bo-tron-nong-dan-to-bi-ep-trong-ot-a55052.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chủ doanh nghiệp nước ngoài (FDI)

    Chủ doanh nghiệp nước ngoài (FDI) "bỏ trốn"

    (ĐSPL) Làm ăn thua lỗ, hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng loạt "lặn không sủi tăm". Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại lúng túng trong việc xử lý những chủ doanh nghiệp bỏ trốn và chưa có chế độ hỗ trợ người lao động. Rơi vào trường hợp này, người lao động bị “thả nổi”, chỉ còn biết cách kêu trời.